Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết 29 Hội nghị TW8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.

Trong việc thực hiện đồng bộ các nội dung về đổi mới GD&ĐT thi đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới thi cử là khâu đột phá. Đối với các trường THPT việc nâng cao chất lượng dạy học từ đó nâng cao kết quả kỳ thi THPT quốc gia hàng năm là nhiệm vụ quan trọng, cũng là nhiệm vụ cơ bản của các nhà trường, đây chính là điều kiện quyết định để nhà trường tồn tại, phát triển. Trong việc nâng cao chất lượng dạy học THPT nói chung, nâng cao hiệu quả ôn tập và kết quả kỳ thi THPT quốc gia hàng năm thì vai trò định hướng, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo việc ôn tập là vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên thành công của mỗi nhà trường. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất, mỗi cán bộ quản lý càng cần phải có những giải pháp quản lý, điều hành thực sự khoa học và hợp lý. 

Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn được thành lập năm 1946, đến nay đã trải qua 73 xây dựng và phát triển. Trường đóng ở vùng trung tâm của hyện Diễn Châu có nhiều điểm thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động dạy học như: Có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo để phục vụ hoạt động dạy học; có đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng; chất lượng đầu vào khá (> 24,0 điểm); học sinh đa số ngoan, chăm học; đời sống nhân dân tương đối phát triển … Thế nhưng chất lượng giáo dục, nhất là kết quả thi THPT quốc gia trong những năm gần đây chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống của trường. Điều đó đặt ra yêu cầu cho chi bộ, cán bộ quản lý của nhà trường phải tìm ra các giải pháp để lãnh đạo, quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

          Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An” 

Đề tài xây dựng và triển khai thực hiện 09 giải pháp, trong đó có những giải pháp có tính đột phá về công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy học nói chung, hướng dẫn ôn tập cho học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia hàng năm ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn nói riêng, nhờ đó mà chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như kết quả kỳ thi THPT quốc gia ngày một nâng cao.

doc 41 trang Lệ Chi 22/12/2023 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN
--------œ&--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Nguyễn Thị Hà
Hoàng Đình Tám
Lĩnh vực: QLGD
ĐT: 0912.884.908-0827.383.388
Diễn Châu, tháng 03 năm 2020
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGH
Ban giám hiệu
CBQL
Cán bộ quản lý
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
THPT
Trung học phổ thông
QG
Quốc gia
SGK
Sách giáo khoa
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
GV
Giáo viên
PPCT
Phân phối chương trình
KHTN
Khoa học tự nhiên
KHXH
Khoa học xã hội
CNTT
Công nghệ thông tin
UBND
Uỷ ban nhân dân
NXO
Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
DC2
Trường THPT Diễn Châu 2
DC3
Trường THPT Diễn Châu 3
DC4
Trường THPT Diễn Châu 4
DC5
Trường THPT Diễn Châu 5
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29 Hội nghị TW8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) về: “Đổi mới căn bản, t...rường. Điều đó đặt ra yêu cầu cho chi bộ, cán bộ quản lý của nhà trường phải tìm ra các giải pháp để lãnh đạo, quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
 Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An” 
Đề tài xây dựng và triển khai thực hiện 09 giải pháp, trong đó có những giải pháp có tính đột phá về công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy học nói chung, hướng dẫn ôn tập cho học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia hàng năm ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn nói riêng, nhờ đó mà chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như kết quả kỳ thi THPT quốc gia ngày một nâng cao.
2. Mục đích nghiên cứu:
	Đề xuất một số giải pháp lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
	Các giải pháp lãnh đạo, quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 	- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
 	- Đánh giá thực trạng hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An.
 	- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy học và ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nhóm phương pháp lý luận: 
Nghiên cứu, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
	5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Quan sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Khái niệm về hoạt động dạy học
Theo Phạm Minh Hạc “Dạy học là một ch... chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện và kế hoạch hành động, một môi trường nhất định.
1.2.2. Quản lý nhà trường 
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”. 
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. 
Tóm lại: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.
Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý các hoạt động trong nhà trường mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học. 
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học
Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướng vào hoạt động trung tâm đó. Vì vậy, trọng tâm của việc quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục. Đó chính là quản lý hoạt động lao động sư phạm của người thầy và hoạt động học t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_lanh_dao_quan_ly_nham.doc