SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT

Giáo dục học sinh hòa nhập là một trong những mục tiêu, là một nhiệm vụ chính trị mà Đảng, nhà nước quan tâm sâu sắc, đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới và hòa nhập. Đây là phương thức giáo dục cho mọi học sinh khuyết tật (HSKT) trong đó HSKT được học trong lớp học bình thường của trường phổ thông ngay tại nơi HSKT sinh sống. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục HSHN là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hơn 9.000 giáo viên (GV) mầm non và tiểu học đã được tập huấn về giáo dục trẻ khuyết tật. Nhiều địa phương đã tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi học sinh khuyết tật ở các lớp học hòa nhập và các trường chuyên biệt.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có hơn 230 ngàn trong tổng số khoảng 1 triệu trẻ khuyết tật đã được học hòa nhập ở các trường phổ thông. Như vậy, tỷ lệ học sinh hòa nhập không hề giảm xuống, mà ngược lại có phần tăng lên. 

Tuy nhiên, thực tế còn quá nhiều trẻ em khuyết tật không được tới lớp học, không hoàn thành chương trình tiểu học hoặc trung học cơ sở và không được đòi quyền lợi cơ bản của các em là được tiếp cận một nền giáo dục có ý nghĩa. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp trung học phổ thông  (THPT) chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết Ban giám hiệu (BGH) cũng như đội ngũ GV nên chất lượng GDHN chưa cao.

Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục HSHN rất cần sự quản lý sâu sát của nhà trường, vai trò nòng cốt của giáo viên chủ nhiệm cùng với sự hỗ trợ lực lượng khác. Với biện pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em giảm bớt thiệt thòi, được học tập, vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của mình.

doc 81 trang Lệ Chi 22/12/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH HÒA NHẬP THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
=====*=====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH HÒA NHẬP THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
Lĩnh vực : Quản lý
Nhóm tác giả: Phan Xuân Phàn
 Nguyễn Thị Hằng 
 Trần Đăng Ngân 
Số điện thoại: 0912743435
Tháng 3/2020
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
1. Lý do chọn đề tài	1
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu	2
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 	2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài	2
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu	2
2.4. Phương pháp nghiên cứu	3
3. Tính mới	3
4. Đóng góp đề tài	3
II. NỘI DUNG	4
1. Cơ sở lý luận	4
1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học hòa nhập	4
1.2. Các khái niệm liên quan trong đề tài	...nh về hoạt động giáo dục học sinh hòa nhập trong trường THPT	
Phụ lục 2. Một số hình ảnh về học sinh hòa nhập trong cộng đồng 	
Phụ lục 3. Một số mẫu phiếu	
Phụ lục 4. Một số văn bản, hồ sơ giáo dục hòa nhập	
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. GDHN	: Giáo dục hòa nhập
2. GD&ĐT	: Giáo dục và đào tạo
3. GV	: Giáo viên
4. GVCN	: Giáo viên chủ nhiệm
5. HĐNGLL	: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
6. HSHN	: Học sinh hòa nhập
7. HS	: Học sinh
8. HSKT	: Học sinh khuyết tật
9. THPT	: Trung học phổ thông
10.THPT QG	: Trung học phổ thông quốc gia
11.TKT	: Trẻ khuyết tật
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục học sinh hòa nhập là một trong những mục tiêu, là một nhiệm vụ chính trị mà Đảng, nhà nước quan tâm sâu sắc, đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới và hòa nhập. Đây là phương thức giáo dục cho mọi học sinh khuyết tật (HSKT) trong đó HSKT được học trong lớp học bình thường của trường phổ thông ngay tại nơi HSKT sinh sống. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục HSHN là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hơn 9.000 giáo viên (GV) mầm non và tiểu học đã được tập huấn về giáo dục trẻ khuyết tật. Nhiều địa phương đã tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi học sinh khuyết tật ở các lớp học hòa nhập và các trường chuyên biệt.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có hơn 230 ngàn trong tổng số khoảng 1 triệu trẻ khuyết tật đã được học hòa nhập ở các trường phổ thông. Như vậy, tỷ lệ học sinh hòa nhập không hề giả... học tập, vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm công tác quản lý, giáo dục học sinh hòa nhập.
- Đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần làm tốt hơn việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập, tạo niềm tin trong phụ huynh, toàn xã hội; Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường đề ra trong năm học.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, tài liệu về giáo dục hòa nhập.
- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giáo dục học sinh hòa nhập của các trường bạn để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: 
+ Học sinh hòa nhập
+Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có học sinh hòa nhập
+ GV giảng dạy học sinh hòa nhập
+ Phụ huynh có con học hòa nhập
+ Cán bộ quản lý nhà trường phụ trách giáo dục hòa nhập
+ Cán bộ y tế nhà trường
...
- Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà Huy Tập, PT Hecrmann...
 - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập thông tin, tài liệu; nghiên cứu các văn bản pháp quy về giáo dục hòa nhập.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, , xử lí số liệu, phỏng vấn, đánh giá, thực nghiệm để rút kinh nghiệm.
3. Tính mới
GDHN là cần thiết nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và đây là một đề tài hoàn toàn mới. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 
4. Đóng góp của đề tài
 Những giải pháp mà đề tài đề cập đến khẳng định vai trò của BGH, GVCN, GVBM trong việc nâng cao chất lượng giá

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_hoc_sinh_hoa_nhap_thong_qu.doc