Đề tài Thiết kế bản đồ tư duy xây dựng hệ thống bài tập chương Vật lý hạt nhân-luyện thi đại học

  1. Lý do chọn giải pháp

Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI thế kỷ của trí tuệ, sáng tạo. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Viễn cảnh sôi động nhưng cũng nhiều thử thách đòi hỏi nghành giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới căn bản mạnh mẽ ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ, để mọi công dân Việt Nam khi rời ghế nhà trường đều thực sự là những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo trong công việc. Họ thực sự là chủ nhân của đất nước, tạo được của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.

             Văn kiện Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “ chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề”.

             Để nâng cao chất lượng giáo dục người giáo viên phải nắm vững mục tiêu của bộ môn, có biện pháp để thực hiện mục tiêu đó. Đồng thời phải biết xác định mực tiêu dạy học cho mỗi tiết học, mỗi chương, mỗi phần kiến thức đó tổ chức hoạt động dạy học đó nhằm đáp ứng được mục tiêu dạy học.  Vật lý là môn khoa học cơ bản nên việc dạy Vật Lý trong trường phổ thông phải giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của bộ môn, mối quan hệ giữa Vật Lý và các môn khoa học khác để vận dụng các quy luật vật lý vào thực tiễn đời sống.

Vật lý biểu diễn các quy luật tự nhiên thông qua toán học vì vậy hầu hết các khái niệm, các định luật, quy luật và phương pháp… của Vật Lý trong trường phổ thông đều được mô tả bằng ngôn ngữ toán học, đồng thời cũng yêu cầu học sinh phải biết vận dụng tốt toán học vào Vật Lý để trả lời nhanh, chính xác các dạng bài tập Vật Lý nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng cao của các đề thi TNPT và TSĐH.

doc 109 trang Bảo Giang 30/03/2023 5240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thiết kế bản đồ tư duy xây dựng hệ thống bài tập chương Vật lý hạt nhân-luyện thi đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thiết kế bản đồ tư duy xây dựng hệ thống bài tập chương Vật lý hạt nhân-luyện thi đại học

Đề tài Thiết kế bản đồ tư duy xây dựng hệ thống bài tập chương Vật lý hạt nhân-luyện thi đại học
PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lý do chọn giải pháp
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI thế kỷ của trí tuệ, sáng tạo. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Viễn cảnh sôi động nhưng cũng nhiều thử thách đòi hỏi nghành giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới căn bản mạnh mẽ ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ, để mọi công dân Việt Nam khi rời ghế nhà trường đều thực sự là những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo trong công việc. Họ thực sự là chủ nhân của đất nước, tạo được của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
	Văn kiện Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “ chuẩn hóa, h...g giảng dạy và trong học tập ở trường THPT vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay một cuốn sách một cách rõ ràng mạch lạc, lôgic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng. Đồng thời để giúp học sinh nhận dạng các câu trắc nghiệm định lượng từ đó có thể giải nhanh và chính xác từng câu, trên cơ sở thiết lập được bản đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chương sóng cơ tôi cũng đồng thời dựa vào bản đồ tư duy để phân dạng bài tập và xây dựng hệ thống bài tập từ đó đưa ra phương pháp giải cho từng dạng. 
	Vì vậy, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học vật lý ở trường phổ thông, trong năm nay tôi chọn giải pháp “Thiết kế bản đồ tư duy xây dựng hệ thống bài tập chương Vật lý hạt nhân - luyện thi đại học” và hoàn thành nội dung vào tháng 5-2013.
Mục đích của giải pháp 
- Nghiên cứu thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy hệ thồng hóa kiến thức chương Vật lý hạt nhân 
- Xây dựng hệ thống bài tập và phân loại dạng bài tập chương Vật lý hạt nhân.
- Hướng dẫn phương pháp giải giúp học sinh luyện thi đại học chương Vật lý hạt nhân .
Đối tượng nghiên cứu 
- Hoạt động dạy và học của học sinh trong quá trình dạy học chương Vật lý hạt nhân lớp 12 THPT .
Nhiệm vụ của giải pháp 
. Nghiên cứu cơ sở lí luận của giải pháp về: 
Hoạt động nhận thức.
Bản chất của học và chức năng của dạy
Xác định mục tiêu dạy học, về kiểm tra đánh giá hoạt động học tập, về bài tập vật lý , những chức năng của bài tập vật lý trong day hoc, sự định hướng hành động giải bài tập Vật lý.
. Ứng dụng bản đồ tư duy hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và quản lý nhà trường.
. Nghiên cứu hệ thống kiến thức chương sóng cơ SGK lớp 12 cơ bản và nâng cao. 
Nghiên cứu phương pháp sử dụng bài tập Vật Lý trong việc phát triển tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh và theo định hướng dạy học tích cực.
. Lựa chọn và xây dựng, phân loại hệ thống bài tập chương sóng cơ 
. Tiến hành kiểm...ạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: 
- Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác)
- Nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng)
1.1.1.2. Dạy học Vật Lý theo hướng tích cực.
a. Phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là khái niệm nói tới những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực thực chất là các phương pháp dạy học hướng tới việc giúp học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động.
Phương pháp dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động học, vai trò của người học trong quá trình dạy học theo các quan điểm, tiếp cận mới về hoạt động dạy học như "Dạy học hướng vào người học", "hoạt động hoá người học", "kiến tạo theo mô hình tương tác".
b. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
- Những phương pháp dạy học có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá kiến thức chưa biết. Trong giờ học, học sinh được tổ chức, động viên tham gia vào các hoạt động học tập qua đó vừa nắm được kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp nhận thức, học tập. Từ đó phát triển nhân cách người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo.
- Những phương pháp dạy học có chú trọng rèn luyện kỹ năng, phương pháp và thói quen tự học, từ đó tạo cho học sinh sự hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập. Giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống xã hội phát triển.
- Những phương pháp dạy học chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động của từng học sinh, hoạt động học tập hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học.
- Những phương pháp dạy học có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học..
- Những phương pháp dạy học có sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan, tạo điều kiện để học sinh được tham gia tích cực vào hoạt

File đính kèm:

  • docde_tai_thiet_ke_ban_do_tu_duy_xay_dung_he_thong_bai_tap_chuo.doc