Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ

1.1.1. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một khâu rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Từ tổng kết thực tiễn sinh động trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và nghiên cứu lý luận, Đảng ta đã khẳng định: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng”, do đó “Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra, thì coi như không có lãnh đạo”. Chính vì thế, đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ luôn đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, coi đây là giải pháp hết sức quan trọng để xây dựng Ðảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và bảo đảm chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, những yếu tố then chốt, quyết định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Ðảng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ và hoạt động chuyên môn của nhà trường.

1.1.2. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ trường học, và cũng hiểu rõ rằng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên không phải thay thế hoàn toàn hay đồng nhất với công tác kiểm tra nội bộ trường học, song giữa hai nội dung này nếu chúng ta hiểu rõ bản chất của từng vấn đề, biết khéo léo kết hợp với nhau thì nó lại tương trợ, bổ sung cho nhau để tạo nên “sức mạnh”, tính hiệu lực thiết thực trong công tác kiểm tra, giám sát nói chung.

          1.1.3. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường, đồng thời đã 10 năm liền làm Phó Bí thư đảng bộ - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đảng ủy, qua quá trình công tác, tôi đã cố gắng học hỏi, đúc rút được một số kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Tôi mạnh dạn xin phép được chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân trong công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong đảng bộ trường học, gắn liền với công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường, để công tác kiểm tra, giám sát sẽ ngày càng có ý nghĩa, hiệu quả thiết thực hơn.

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ.

1.2. Tính cấp thiết của đề tài

- Đề tài nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm cơ bản của bản thân trong công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ nhà trường.

- Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên trong các tổ chức Đảng nói chung và trong đảng bộ trường học nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi làm tốt công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên sẽ giúp cho mọi hoạt động của các tổ chức, đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường được thực hiện tốt, hiệu quả, đúng quy định của cấp trên. Đồng thời, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong tư tưởng và hành động của các tổ chức và cá nhân đảng viên trong nhà trường. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc tăng cường phát huy vai trò, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong mọi hoạt động nói chung và trong hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường nói riêng.

- Trong bối cảnh xã hội ngày càng có nhiều phức tạp, đâu đó vẫn còn tồn tại một số ít những cá nhân giáo viên – đảng viên còn có những hành động, biểu hiện tiêu cực, thiếu tính mô phạm, thậm chí vi phạm đạo đức, tư cách nhà giáo làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cao cả của người giáo viên nhân dân thì việc kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên lại càng cần được coi trọng. Đặc biệt, thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo mới của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT Nghệ An, công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng đã có nhiều thay đổi theo hướng tinh giản nhưng tích cực, hiệu quả. Vì vậy, đỏi hỏi công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên cũng cần phải có những đổi mới, mang tính tiên phong, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của ngành GD&ĐT.

1.3. Đóng góp mới của đề tài

Từ trước đến nay đã có một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng. Song chủ yếu, các bài viết, các đề tài này còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc mới chỉ đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc các giải pháp cụ thể nhưng chỉ ứng dụng ở các tổ chức Đảng thuộc các ngành, nghề khác. Đặc biệt, các đề tài đề cập đến các giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên tại các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng gần như chưa thấy triển khai và áp dụng.

Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải pháp mới giúp cho công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên tại Đảng bộ trường học được phối hợp chặt chẽ với công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường để đạt được hiệu quả cao trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường nói riêng

doc 49 trang Lệ Chi 22/12/2023 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Nội dung
1
GDPT
Giáo dục phổ thông
2
THPT
Trung học phổ thông
3
BGDĐT
Bộ giáo dục đào tạo
4
TTGDNN-GDTX
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
5
NQ/TW
Nghị quyết Trung ương
6
TCĐ
Tổ chức đảng
7
UBKT
Ủy ban Kiểm tra
8
GDĐT
Giáo dục đào tạo
9
BGH
Ban giám hiệu
10
KT, GS
Kiểm tra, giám sát
11
CN UBKT
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
12
UBND
Ủy ban nhân dân
13
THCS
Trung học cơ sở
14
GD
Giáo dục
15
Đ/c
Đồng chí
16
GV
Giáo viên
17
KK
Khuyến khích
18
HS
Học sinh
19
CSTĐ
Chiến sĩ thi đua
20
TW
Trung ương
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
1.1.1. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một khâu rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Từ tổng kết thực tiễn sinh động trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và nghiên cứu lý luận, Đảng ta đã khẳng định: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng”, do đó “Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có k...ám sát tổ chức Đảng và đảng viên trong các tổ chức Đảng nói chung và trong đảng bộ trường học nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi làm tốt công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên sẽ giúp cho mọi hoạt động của các tổ chức, đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường được thực hiện tốt, hiệu quả, đúng quy định của cấp trên. Đồng thời, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong tư tưởng và hành động của các tổ chức và cá nhân đảng viên trong nhà trường. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc tăng cường phát huy vai trò, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong mọi hoạt động nói chung và trong hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường nói riêng.
- Trong bối cảnh xã hội ngày càng có nhiều phức tạp, đâu đó vẫn còn tồn tại một số ít những cá nhân giáo viên – đảng viên còn có những hành động, biểu hiện tiêu cực, thiếu tính mô phạm, thậm chí vi phạm đạo đức, tư cách nhà giáo làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cao cả của người giáo viên nhân dân thì việc kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên lại càng cần được coi trọng. Đặc biệt, thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo mới của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT Nghệ An, công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng đã có nhiều thay đổi theo hướng tinh giản nhưng tích cực, hiệu quả. Vì vậy, đỏi hỏi công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên cũng cần phải có những đổi mới, mang tính tiên phong, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của ngành GD&ĐT.
1.3. Đóng góp mới của đề tài
Từ trước đến nay đã có một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng. Song chủ yếu, các bài viết, các đề tài này còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc mới chỉ đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc các giải pháp cụ thể nhưng chỉ ứng dụng ở các tổ chức Đảng thuộc các ngành, nghề khác. Đặc biệt, các đề tài đề cập đến các giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và...đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát của Đảng và thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công.
- Việc giám sát phải công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, đúng quy định của Điều lệ Đảng.
Giám sát của Đảng có giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề.
2.1.3. Phân biệt giữa kiểm tra và giám sát
* Giống nhau:
- Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ Đảng, do cấp ủy, TCĐ và ủy ban kiểm tra thực hiện.
- Nội dung kiểm tra và giám sát: Đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát: Đều là tổ chức đảng và đảng viên.
- Mục đích kiểm tra, giám sát: Đều nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Định kỳ đều có báo cáo với cấp ủy theo quy định về tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
* Khác nhau:
a- Về mục đích:
- Giám sát: Là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng giám sát thực hiện đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ánh, đề xuất; giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.
- Còn mục đích của kiểm tra: Là để làm rõ đúng, sai. Sau khi kiểm tra phải kết luận và xử lý (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý). Có thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc vi phạm đã qua nhiều năm mới kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm để xử lý (nếu có).
b- Về đối tượng:
- Đối với kiểm tra: Đảng viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra.
- Đối với giám sát: Đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ trở thành chủ thể giám sát khi được TCĐ có thẩm quyền phân công.
c- Về phương pháp và hình thức:
- Giám sát: Không cần thẩm tra, xác

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc
  • doc103_PHAM_THI_THUY_VINH_QUAN_LY_9108d82b52.doc