SKKN Trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM

1. Lý do chọn đề tài

Mục đích của mỗi học sinh đi học là thi đậu tốt nghiệp; thi vào trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề ... Tất cả cuối cùng để sau này kiếm được việc làm, có nghề nghiệp. Các em sẽ làm được gì sau khi học xong tiết học môn sinh học trong trường phổ thông? Làm thế nào để lồng ghép những kiến thức sách giáo khoa nặng nề khô khan trừu tượng vào bối cảnh thực cuộc sống và liên quan đến một số nghành nghề ngoài xã hội? Có thể chấm dứt tình trạng học sinh chọn nghề không phù hợp với bản thân do không hiểu về nghề và năng lực vốn có của mình? Làm thế nào để đảm bảo đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực - phẩm chất học sinh và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào bài học mà không cắt xén chương trình học? Giáo viên cần tổ chức dạy học như thế nào để khơi gợi học sinh sự đam mê, hứng thú học môn sinh? 

Đó là những băn khoăn, trăn trở mà nhiều giáo viên chưa tháo gỡ được. Cần có giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề trên. Xuất phát từ nhu cầu tuyển dụng nhân lực hiện tại và tương lai; Thực tế cho thấy nghề kĩ sư trồng trọt (KSTT) đầu vào “ế ẩm” còn đầu ra “cháy hàng” nhiều công ti thuộc lĩnh vực nông nghiệp đến các trường  Đại học Nông Lâm để đặt hàng sinh viên sau khi ra trường với mức lương cao. Nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm (CNTP) là một trong năm nghành thuộc khối Công nghệ đang được tuyển dụng nhiều nhất từ phía đối tác Nhật bản [2]. Tôi đã tổ chức dạy học theo định hướng STEM tạo bầu không khí vui vẻ hứng thú học, tổ chức hoạt động trải nghiệm nghề, qua đó giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tự hào và có trách nhiệm trong bảo tồn phát huy sự đa dạng phong phú giới thực vật. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, thái độ lao động đúng đắn; Rút ngắn khoảng cách giữ lí thuyết và thực tế, các em sẽ thấy việc học môn sinh gắn liền với sự lựa chọn nghề nghiệp sau này từ đó đam mê học. Các em sẽ học tốt hơn và nâng cao chất lượng dạy học nhờ sự đam mê đó.

Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài SKKN: Hoạt động trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo định hướng giáo dục STEM.

2. Mục tiêu

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với chỉ đạo của bộ GD - ĐT về giáo dục hướng nghiệp (GDHN) đối với học sinh THPT. Đảm bảo học luôn đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Tạo tiền đề HS tham gia các cuộc thi KHKT. Tạo sự đam mê, hứng thú học tập môn sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học. HS nắm vững kiến thức, tư duy sáng tạo từ đó đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, kì thi.. Phát triển năng lực và phẩm chất người học

3. Nhiệm vụ

 -  Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nghiên cứu quy trình, tổ chức dạy học chủ đề STEM . Nghiên cứu kĩ thuật thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập. Thiết kế bộ công cụ đánh giá định tính và định lượng, xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực học sinh. Thực nghiệm sư phạm để khảo sát đánh giá lớp học STEM

4. Tính mới – Đóng góp mới của đề tài:

- Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong chủ đề STEM giúp HS hình dung cụ thể về nghề tương lai vừa giúp các em khám phá năng lực học tập hiểu thêm về khả năng, thế mạnh, sở thích chính bản thân; từ đó phát triển năng lực hướng nghiệp. Thiết kế câu hỏi trong phiếu học tập ứng dụng 6 cấp độ nhận thức BLOM giúp HS phát triển năng lực sáng tạo. Thiết kế xây dựng phòng học và thực hành bộ môn Sinh - Công nghệ tại trường (đơn vị sở tại), đáp ứng hoạt động thực hành sáng chế và nghiên cứu lí thuyết tạo STEM trong phòng thí nghiệm 

- Giả thuyết khoa học: Nếu thiết kế, lựa chọn và áp dụng hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp  trong dạy học chủ đề STEM phù hợp thì học sinh sẽ: Phát triển phẩm chất và các năng lực đặc thù của các môn học về STEM , phát triển năng lực cốt lõi, phát triển năng lực hướng nghiệp.

doc 66 trang Lệ Chi 22/12/2023 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM

SKKN Trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TRẢI NGHIỆM NGHỀ KĨ SƯ TRỒNG TRỌT VÀ NGHỀ KĨ SƯ
 CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
MÔN: SINH HỌC
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT MAI HẮC ĐẾ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TRẢI NGHIỆM NGHỀ KĨ SƯ TRỒNG TRỌT VÀ NGHỀ KĨ SƯ
 CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
	Lĩnh vực (môn	)	: SINH HỌC
Họ và tên	: Đinh Thị Thanh Lam
Tổ	: Tự nhiên
Năm thực hiện	: 2019 - 2020
Số điện thoại	: 0975509739
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
ĐC
Đối chứng
2
TN
Thực nghiệm
3
PHT
Phiếu học tập
4
HS
Học sinh
5
CN
Công nghệ
6
SH
Sinh học 
7
THPT
Trung học phổ thông
8
KSTT
Kĩ sư trồng trọt
9
KS CNTP
Kĩ sư công nghệ thực phẩm
10
VSV
Vi sinh vật
11
QH
Quang hợp
12
KH
Kế hoạch
13
GDHN
Gíao dục hướng nghiệp
14
GD -ĐT
Gíao dục đào tạo
15
PPDH
Phương pháp dạy học
16
KHKT
Khoa học kĩ thuật
17
CLB
Câu lạc bộ
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do... sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo định hướng giáo dục STEM.
2. Mục tiêu
- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với chỉ đạo của bộ GD - ĐT về giáo dục hướng nghiệp (GDHN) đối với học sinh THPT. Đảm bảo học luôn đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Tạo tiền đề HS tham gia các cuộc thi KHKT. Tạo sự đam mê, hứng thú học tập môn sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học. HS nắm vững kiến thức, tư duy sáng tạo từ đó đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, kì thi.. Phát triển năng lực và phẩm chất người học
3. Nhiệm vụ
 - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nghiên cứu quy trình, tổ chức dạy học chủ đề STEM . Nghiên cứu kĩ thuật thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập. Thiết kế bộ công cụ đánh giá định tính và định lượng, xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực học sinh. Thực nghiệm sư phạm để khảo sát đánh giá lớp học STEM
4. Tính mới – Đóng góp mới của đề tài:
- Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong chủ đề STEM giúp HS hình dung cụ thể về nghề tương lai vừa giúp các em khám phá năng lực học tập hiểu thêm về khả năng, thế mạnh, sở thích chính bản thân; từ đó phát triển năng lực hướng nghiệp. Thiết kế câu hỏi trong phiếu học tập ứng dụng 6 cấp độ nhận thức BLOM giúp HS phát triển năng lực sáng tạo. Thiết kế xây dựng phòng học và thực hành bộ môn Sinh - Công nghệ tại trường (đơn vị sở tại), đáp ứng hoạt động thực hành sáng chế và nghiên cứu lí thuyết tạo STEM trong phòng thí nghiệm 
- Giả thuyết khoa học: Nếu thiết kế, lựa chọn và áp dụng hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong dạy học chủ đề STEM phù hợp thì học sinh sẽ: Phát triển phẩm chất và các năng lực đặc thù của các môn học về STEM , phát triển năng lực cốt lõi, phát triển năng lực hướng nghiệp.
5. Đối tượng nghiên cứu, giới hạn đề tài:
- Môn sinh học lớp 10, 11, Công nghệ 10 và liên kết kiến thức môn học STEM ( khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học) để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Thiết kế câu hỏi cấp độ tư duy BLOM, thiết kế bài tập tình h...h tranh trong nền kinh kế mới" [9]. Canada đứng thứ 12 trong số 16 nước có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp theo học các chương trình STEM.Tổ chức hướng đạo sinh Canada đã áp dụng các biện pháp tương tự như đối tác Mỹ để thúc đẩy các lĩnh vực STEM cho thanh thiếu niên. Chương trình STEM của họ bắt đầu vào năm 2015 [6]. STEM tại nước Anh có giáo trình khoa học thế kỉ XXI (GCSE) áp dụng cho học sinh một khóa học GCSE để phát triển hiểu biết khoa học. STEM cũng phát triển mạnh tại giáo dục ở Singapore, Thái lan [7].
Trong nước
Giáo dục STEM du nhập vào Việt Nam không phải bắt nguồn từ các nghiên cứu khoa học giáo dục hay từ chính sách vĩ mô về nguồn nhân lực mà bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho học sinh phổ thông do các công ty công nghệ tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài. Ở các văn bản cấp Bộ hiện nay, hàng năm Bộ Giáo dục đã có văn bản hướng dẫn thực hiện năm học, trong đó khuyến khích thành lập các CLB ngoại khoá. Một tín hiệu đáng mừng là thuật ngữ giáo dục STEM đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới[1].
Ở Việt Nam các trung tâm giáo dục ngoại khoá đã sớm áp dụng các chương trình đào tạo STEM cho học sinh. Ngày 1/12/2015, Công ty DTT Educspec chính thức ra mắt chuỗi trung tâm Học viện STEM đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh đam mê STEM tại. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018. Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có quy định: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc. Hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh tới sự huy động tổng hợp các kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau, hướng dẫn học sinh áp dụng vào thực tế đời sống trong trường và xã hội. Từ đó, có thể hiểu Chương trình STEM được ẩn chứa và có tính pháp lý, nằm trong phạm vi khái niệm và nội hàm của hoạt động giáo dục trải nghiệm [9]. Dạy học theo định hướng STEM đã thu hút 

File đính kèm:

  • docskkn_trai_nghiem_nghe_ki_su_trong_trot_va_nghe_ki_su_cong_ng.doc