Đề khảo sát năng lực đội tuyển Lịch sử Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

I. PHẦN CHUNG CỦA 2 ĐỘI TUYỂN (17 ĐIỂM)

Câu 1. (3 điểm)

Các biện pháp của nhà nước và nhân dân Đại Việt trong các thế kỉ X- XV để phát triển nông nghiệp? Tác dụng của sự phát triển nông nghiệp đương thời đối với đất nước? Suy nghĩ gì về những bất cập trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và đề ra giải pháp khắc phục.

Câu 2. ( 3 điểm)

a. Vì sao hai phong trào cách mạng  1930 – 1931 và 1936 – 1939 đều do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhưng lại khác nhau về nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt?

b. Vì sao có thể nói: Cuộc đảo chính Nhật - Pháp đêm ngày 9/3/1945 đã tạo ra những tiền đề quan trọng dẫn đến sự bùng nổ và thành công của cách mạng tháng Tám 1945?

Câu 3. ( 4,5 điểm)

a. Trình bày ý kiến của em về nhận định: “Nguyên nhân chủ yếu làm cho phong trào Cần Vương thất bại là do thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo”. Từ đó xác định bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.

b. Chiếu Cần vương ra đời (7/1885) đã tác động như thế nào đến các văn thân sĩ phu yêu nước Việt Nam? Vị trí của phong trào Cần vương trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 4. (1.5 điểm)

Nêu những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 

Câu 5. (3 điểm)

Phân tích tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 6. (2 điểm)

Chứng minh Công xã Pari là nhà nước kiểu mới.

II. PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM)

A. ĐỘI TUYỂN 2:

Câu 7. (3 điểm)

a. Chỉ ra những nét mới trong kinh tế thương nghiệp nước ta các thế kỉ XVI – XVIII.

b. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc cải cách của Lê Thánh Tông.

B. ĐỘI TUYỂN 1: 

Câu 7. (3 điểm)

Trên cơ sở phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, hãy đánh giá vai trò của phong trào này đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XX.

docx 9 trang Lệ Chi 21/12/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát năng lực đội tuyển Lịch sử Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát năng lực đội tuyển Lịch sử Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Đề khảo sát năng lực đội tuyển Lịch sử Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD - TD - QP
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐỘI TUYỂN MÔN LỊCH SỬ
(Ngày 30 tháng 5 năm 2020)
	Thời gian làm bài 180 phút
I. PHẦN CHUNG CỦA 2 ĐỘI TUYỂN (17 ĐIỂM)
Câu 1. (3 điểm)
Các biện pháp của nhà nước và nhân dân Đại Việt trong các thế kỉ X- XV để phát triển nông nghiệp? Tác dụng của sự phát triển nông nghiệp đương thời đối với đất nước? Suy nghĩ gì về những bất cập trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và đề ra giải pháp khắc phục.
Câu 2. ( 3 điểm)
a. Vì sao hai phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939 đều do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhưng lại khác nhau về nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt?
b. Vì sao có thể nói: Cuộc đảo chính Nhật - Pháp đêm ngày 9/3/1945 đã tạo ra những tiền đề quan trọng dẫn đến sự bùng nổ và thành công của cách mạng tháng Tám 1945?
Câu 3. ( 4,5 điểm)
a. Trình bày ý kiến của em về nhận định: “Nguyên nhân chủ yếu làm cho phong trào Cần Vương thất bại là do thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo”. Từ đó x...g tần chiêu tập những người phiêu bạc không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang.
+ Thời Lê Sơ, nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc phân chia ruộng công ở các làng xã, khuyến khích khai hoang, thành lập 43 sở đồn điền.
- Chăm lo công tác thủy lợi:
+ Nhà Tiền Lê, nhà Lý đã chú ý cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê. Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn, từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê quai vạc, đặt chức quan “hà đê sứ” để trông coi việc sửa đắp đê.
+ Thời Lê sơ, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.
- Bảo vệ sức kéo: Các triều đại phong kiến đều quan tâm bảo vệ sức kéo. Năm 1117, vua Lý xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khoa giáp,... Nhà láng giềng không tố cáo sẽ bị xử 80 trượng”.
- Phát triển giống cây trồng: Bên cạnh việc trồng lúa, khoai sắn, nhà nước khuyến khích nhân dân tròng dâu, nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, các loại rau đậu,...
- _ Sự phát triển của nông nghiệp được nhân dân ca ngợi: “đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. 
* Tác dụng: 
- Nông nghiệp phát triển đảm bảo đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
- Thúc đẩy kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
- Nông nghiệp phát triển mạnh, tạo điều kiện tăng cường sức mạnh của quân đội và quốc phòng, góp phần xây dựng đất nước Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, chế độ, đất nước được giữ vững.
* Những bất cập của kinh tế nông nghiệp hiện nay:
- Được mùa, rốt giá năm nào cũng xảy ra, nông dân thu nhập thấp hơn công nhân trong các ngành công nghiệp và dịch vụ nên không say mê ruộng đồng
- Xuất khẩu nông sản không ổn định, giá cả bị động
- Rủi ro cao do những tác động của sự biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra, dịch bệnh hoà...p hội nghị thường vụ trung ương và ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta và phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước...
- Qua cao trào, mọi điều kiện chủ quan đã được chuẩn bị chu đáo như: lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ cách mạng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh...
- Giữa tháng Tám 1945, khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ khách quan chín muồi, Đảng ta đã phát động Tổng khởi nghĩa.
Câu 3: 
a. Trình bày ý kiến của em về nhận định: “Nguyên nhân chủ yếu làm cho phong trào Cần Vương thất bại là do thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo”. Từ đó xác định bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.
b. Chiếu Cần vương ra đời (7/1885) đã tác động như thế nào đến các văn thân sĩ phu yêu nước Việt Nam? Vị trí của phong trào Cần vương trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trình bày ý kiến:
 Nhận định trên là hoàn toàn đúng vì:
 Mục tiêu chưa phù hợp: mục tiêu của phong trào là chống Pháp khôi phục chế độ phong kiến (Cần Vương) đã lỗi thời vì nó chỉ giải phóng dân tộc chứ không giải phóng giai cấp. Khẩu hiệu cần vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân, chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội.
Sức hấp dẫn của khẩu hiệu này, nhất là đối với nông dân bị hạn chế nhiều. Khi quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu không được giải quyết thì sức mạnh không thế được phát huy.
 Hình thức đơn điệu (chỉ đấu tranh vũ trang), các cuộc khởi nghĩa lại diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, mang tính địa phương, thiếu sự lãnh đạo,chỉ huy thống nhất, chiến thuật thì nặng về thủ hiểm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức đấu tranh, giữa cuộc khởi nghĩa để thống nhất lực lượng tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Chính điều này đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh bại từng cuộc khởi nghĩa riêng lẻ, đánh bại toàn bộ phong trào Cần Vương.
Những người lãnh đạo trong phong trào Cần Vương chưa chú ý xây dựng sức mạnh vật chất, đặc b

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_nang_luc_doi_tuyen_lich_su_nam_2020_truong_thpt.docx