Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn ngữ văn THPT

1.1 Luât giáo dục năm 2019  về Những quy định chung có nêu những yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đó là “giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người họ”, 

“Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều đó yêu cầu người dạy phải không ngừng học hỏi, sáng tạo để đem lại hiệu quả dạy học tốt đáp ứng yêu cầu về  của xã hội về con người.

1.2 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức, lặp lại những kiến thức đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Trên tinh thần đó, nguời giáo viên phải luôn tự làm mới, làm phong phú chính bản thân mình. Không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn mà người giáo viên còn phải là người đưa đến cho học sinh những “ luồng gió mới”.  Hiểu rõ mục tiêu đó, hơn ai hết người giáo viên sẽ chính là người khơi nguồn sáng tạo, phát huy để làm sống dậy “sinh khí”, năng lượng hứng thú cho học sinh. Nghĩa là, giáo viên không chỉ là người kiến tạo để cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn là người kích thích trạng thái, tinh thần để học sinh sẵn sàng cho hoạt động học tập của mình.

1.3 Trong thời đại bùng nổ thông tin, học sinh phải nắm bắt quá nhiều lượng thông tin, nhưng khả năng lưu nhớ có hạn.  Vì vậy, người giáo viên dù chuẩn bị giáo án tốt nhưng không phải bao giờ cũng thành công  và đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải làm sao để giúp học sinh ghi nhớ bài học tốt nhất.  Ngoài việc chuẩn bị tốt nội dung dạy học, người giáo viên còn cần có sự linh hoạt để nắm bắt, xử lí tình trạng học tập của học sinh, phải luôn tạo ra những kĩ thuật mới mẻ, sáng tạo để “giữ lửa” cho học sinh.

      Là một giáo viên, người thực thi những chủ trương, định hướng của giáo dục, tôi mong muốn được đóng góp công sức bé nhỏ của mình trong công cuộc đổi mới lớn lao của ngành bằng hoạt động thiết thực gần gũi với công việc dạy học đó là đưa ra một số kĩ thuật dạy học đã ứng dụng để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh thông qua việc học tập nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.

docx 37 trang Lệ Chi 22/12/2023 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn ngữ văn THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn ngữ văn THPT
Së GD & §T nghÖ an
--------------- —O–--------------
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
Mét sè kü thuËt ®Ó thay ®æi 
tr¹ng th¸I Häc tËp cho häc sinh
 qua m«n ng÷ v¨n thpt
(LÜNH VùC: Ng÷ v¨n)
Họ tên: Chế Thị Lệ Mỹ
 Tổ: Văn-Ngoại ngữ
N¨m häc 2019 – 2020
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 	2
3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI	2
PHẦN II: NỘI DUNG	3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ	3
1.1 Cơ sở lí luận	3
1.1.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học.	3
1.1.2 Trạng thái học tập của học sinh	3
1.2 Cơ sở thực tiễn	4
1.2.1 Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng.	4
1.2.2 Thực trạng từ phía giáo viên	4
1.2.3 Thực trạng từ phía học sinh	5
2. Vai trò, ý nghĩa của Kĩ thuật dạy học đối với việc thay đổi trạng thái học tập cho học sinh	6
3. Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ Văn	7
3.1 Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái hoạt động học tập chung cho học sinh	8
 3.1.1 Xây dựng một số quy ước mới mẻ với học sinh	8
...hân mình. Không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn mà người giáo viên còn phải là người đưa đến cho học sinh những “ luồng gió mới”. Hiểu rõ mục tiêu đó, hơn ai hết người giáo viên sẽ chính là người khơi nguồn sáng tạo, phát huy để làm sống dậy “sinh khí”, năng lượng hứng thú cho học sinh. Nghĩa là, giáo viên không chỉ là người kiến tạo để cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn là người kích thích trạng thái, tinh thần để học sinh sẵn sàng cho hoạt động học tập của mình.
1.3 Trong thời đại bùng nổ thông tin, học sinh phải nắm bắt quá nhiều lượng thông tin, nhưng khả năng lưu nhớ có hạn. Vì vậy, người giáo viên dù chuẩn bị giáo án tốt nhưng không phải bao giờ cũng thành công và đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải làm sao để giúp học sinh ghi nhớ bài học tốt nhất. Ngoài việc chuẩn bị tốt nội dung dạy học, người giáo viên còn cần có sự linh hoạt để nắm bắt, xử lí tình trạng học tập của học sinh, phải luôn tạo ra những kĩ thuật mới mẻ, sáng tạo để “giữ lửa” cho học sinh.
 Là một giáo viên, người thực thi những chủ trương, định hướng của giáo dục, tôi mong muốn được đóng góp công sức bé nhỏ của mình trong công cuộc đổi mới lớn lao của ngành bằng hoạt động thiết thực gần gũi với công việc dạy học đó là đưa ra một số kĩ thuật dạy học đã ứng dụng để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh thông qua việc học tập nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
	Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
-Phương pháp nêu số liệu
3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Phần mở đầu nêu lí do về tính cấp thiết của việc thay dổi trang thái học tập nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng.Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài gồm:
 - Những cở sở lí luận và thực tiễn vấn đề thay đổi trạng thái học tập cho học sinh
 - Vai trò, ý nghĩa của việc thay đổi trạng thái học tập cho h...g? Trên thực tế, trạng thái tâm lí ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh. Khi con người mệt mỏi, buồn chán, hay không có ấn tượng, không bị kích thích trí tò mòthì khả năng lưu nhớ thông tin sẽ khó thực hiện. 
Nhận thấy vai trò quan trọng của trạng thái học sinh ảnh hưởng rất lớn đến học tập, thế nhưng các đề tài nghiên cứu chưa nhấn mạnh và tìm ra những giải pháp cụ thể để làm thay đổi học sinh trong các hoàn cảnh cụ thể. Đa phần, các đề tài nghiên cứu hướng đến việc chuẩn bị nội dung học như thế nào để đạt được yêu cầu của chương trình mà ít để ý xem xét trạng thái tâm lí của học sinh như thế nào và mình cần điều chỉnh tâm lí đó ra sao.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng.
Chương trình GDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế. Trong Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Thế nhưng, để học sinh có những chuyển biến tích cực trong thái độ, hứng thú học tập với hành trình học tập lâu dài thì đó là lại một bài toán không bao giờ có lời giải cuối cùng. 
Giới hạn nữa là thời lượng bài học phải theo phân phối chương trình mang tính pháp quy do Bộ Giáo dục ban hành và nội dung bài học trong sách giáo khoa. Đến nay thực tế giáo dục ở Việt Nam vẫn nặng về thi cử, vì vậy để học sinh vượt qua những kì thi, giáo viên phải bám sát những yêu cầu kiến thức và kĩ năng cần đạt trong mỗi bài học. Đã có những giáo viên mắc “tai nạn nghề nghiệp” vì vô tình hay hữu ý cắt xén chươ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ky_thuat_de_thay_doi_trang_thai.docx