SKKN Một số kinh nghiệm nhỏ trong phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS trên địa bàn huyện
Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh, những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp cho học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Nói như Maxim Gorki: “Văn học là nhân học”.
Qua giờ học Văn được tiếp xúc với các tác phẩm văn chương học sinh cảm thụ những vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. Đối với những học sinh có khả năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn chương. Thì việc phát hiện và giúp các em phát triển về khả năng của mình trong lĩnh vực văn chương không những là một việc làm cần thiết và đúng đắn mà còn là một công việc mang tầm quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông. Do đó việc tìm kiếm những giải pháp để làm tốt công việc này đang là những điều trăn trở của các cấp lao động ngành giáo dục cũng như của giáo viên đứng lớp hiện nay.
Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh. Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ thưở còn nằm trong nôi qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ... Qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thông qua học tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng học sinh THCS không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một phẩm chất, một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung . Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên .
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nhỏ trong phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS trên địa bàn huyện
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHỎ TRONG PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh, những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp cho học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt như một công cụ để ...âng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên . Một lí do để tôi chọn đề tài này là trong những năm liên tục trở về đây. Tôi đã được BGH trường THCS Nghĩa Hội và phòng Giáo dục Nghĩa Đàn giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn. Mặc dù kết quả chưa cao nhưng dù sao đó cũng là một trong những thành công bước đầu của tôi trong việc tìm tòi áp dụng những biện pháp hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn . Chính vì vậy tôi đưa ra vấn đề này để các đồng nghiệp có thể tham khảo. Hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này giúp anh chị đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc THCS. II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Mục đích nghiên cứu: - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung. - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn, tôi vận dụng một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên; Cũng như góp phần tạo hướng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh giỏi ngữ văn khối THCS 3. Nhiệm vụ nghiên cứu : Đề tài này có ba nhiệm vụ sau : - Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng và những nguyên tắc của việc bồi dưỡng học sinh giỏi . - Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS . - Một số biện pháp và hình thức tổ chức . 4. Phạm vi nghiên cứu : * Bồi dưỡng học sinh giỏi là m...mà nó phải có con đường đi riêng. Đó là con đường đi từ tâm hồn, trái tim người học để đến với Cái Đẹp Nghệ Thuật, cũng chính là Cái Đẹp Của Cuộc Sống, Con Người. Mọi sự áp đặt, rập khuôn, cảm nhận hộ, suy diễn, duy ý chí đều xa lạ với con đường này khi nó chưa làm cho người học mở lòng ra để tiếp nhận Cái Đẹp trong tác phẩm văn chương. Người giáo viên phải biết cách giúp các em mở lòng ra để đến với Cái Đẹp ấy: đó là thiên chức cao cả nhất và cũng là mục đích phải đạt được của việc dạy Văn. Nhưng Cái Đẹp trong văn học không dễ gì tìm thấy ngay, và càng khó hơn khi phải dẫn dắt học sinh tìm đến, khám phá để cảm nhận được Cái Đẹp và chiếm lĩnh nó. Cái Đẹp có khi lộ ra, nhưng nhiều khi lại được ẩn giấu trong hình tượng bằng lời mà nhà văn đã nhào nặn, khái quát từ hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống. Bản thân văn học lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ. Vì vậy phải có “con mắt tinh đời” thì mới phát hiện ra được Cái Đẹp trong tác phẩm văn chương. Người giáo viên văn học dĩ nhiên là phải có năng lực phát hiện ấy, nhưng quan trọng hơn là phải biết truyền cái năng lực ấy đến cho học sinh, tức là bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ và kỹ năng tìm đến Cái Đẹp của các em khi đọc tác phẩm. Chúng ta đang chuyển từ việc dạy học chủ yếu là cung cấp kiến thức sang hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh thì ở đây chính là hình thành năng lực thẩm mỹ, năng lực khám phá Cái Đẹp trong văn học. Như vậy, khi dạy văn học như một bộ môn nghệ thuật, cùng một lúc, sẽ đạt được một kết quả kép: vừa đem đến cho học sinh Cái Đẹp trong tác phẩm văn chương, lại bồi dưỡng được năng lực thẩm mỹ cho các em - vốn là một năng lực cần thiết cho con người hiện đại ngày nay. Và từ việc cảm nhận Cái Đẹp mà chính các em đã tự tìm đến sẽ kéo theo nhiều tình cảm tốt đẹp khác một cách tự nhiên như yêu con người, yêu cuộc sống, yêu nước, yêu các giá trị mà con người đã tạo ra Xác định môn Văn là môn học nghệ thuật là điều đặc biệt quan trọng, bởi nó không chỉ trả lại cái bản chất vốn có của
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nho_trong_phat_hien_va_boi_duong_hoc.docx