Sáng kiến kinh nghiệm Thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

 

Phát triển giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng trong giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, điều này được thể hiện rõ trong đường lối, quan điểm lãnh đạo của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước. 

Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 36) đã khẳng định “Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên đảm bảo phát triển giáo dục miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn”.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ “Tiếp tục quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/2001/QĐ-TTG ngày 28/12/2001 đã đề ra mục tiêu phát triển giáo dục là “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt ở các vùng còn nhiều khó khăn”, “quan tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người”, “ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa”, “hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn”.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam giáp các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa; phía Đông, Đông Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên là 4662,5 km2. Tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý chủ yếu là đồi núi, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; quy mô dân số khoảng 84 vạn người, phân bố không đồng đều. Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà đã đạt được những kết quả quan trọng. Mạng lưới trường lớp phát triển, quy mô các cấp học, ngành học từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến rõ rệt, số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp học, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao. Công tác phổ cập giáo dục được củng cố, duy trì và phát triển bền vững. Đã hình thành phong trào thi đua học tập và tự học sôi nổi, rộng khắp trong cán bộ và nhân dân. Đã huy động thêm nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục và đào tạo. Trong những năm vừa qua, kết quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo so với tổng chi ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo được quan tâm và kết quả thực hiện ngày một tốt hơn, cơ hội học tập cho mọi đối tượng được mở rộng. 

doc 25 trang Bảo Giang 01/04/2023 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Sáng kiến
 “THÀNH LẬP CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
 NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH”
Nhóm tác giả: 	Bùi Trọng Đắc (chủ trì)
	Nguyễn Hữu Chương
	Đặng Quang Ngàn
	Đinh Thị Hường
	Đoàn Quốc Tuấn
	Ngô Thị Oanh
	Bùi Văn Phong
	Nguyễn Văn Hùng
Hòa Bình, 2017
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 
Phát triển giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng trong giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, điều này được thể hiện rõ trong đường lối, quan điểm lãnh đạo của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước. 
Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 36) đã khẳng định “Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên đảm bảo phát triển giáo dục miền núi, các vùng dân tộc th...phổ cập giáo dục được củng cố, duy trì và phát triển bền vững. Đã hình thành phong trào thi đua học tập và tự học sôi nổi, rộng khắp trong cán bộ và nhân dân. Đã huy động thêm nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục và đào tạo. Trong những năm vừa qua, kết quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo so với tổng chi ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Vấn đề công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo được quan tâm và kết quả thực hiện ngày một tốt hơn, cơ hội học tập cho mọi đối tượng được mở rộng. 
Tổng số học sinh trong toàn tỉnh là 205.191 em, trong đó có 151.808 học sinh là người dân tộc thiểu số (35.320 học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở, 17.199 học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông). Hiện nay, tổng số học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở được học ở trường dân tộc nội trú là 2.297/35.320 học sinh người dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở (tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số học cấp trung học cơ sở được học ở trường dân tộc nội trú là 6,5%%); tổng số học sinh người dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông được học trường dân tộc nội trú là 650/17.199 học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông (tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông được học ở trường dân tộc nội trú là 3,8%).
Với đặc điểm tình hình địa lý, kinh tế - xã hội, dân số, giáo dục và đào tạo của tỉnh Hòa Bình, thực trạng về quy mô trường, lớp, học sinh và cơ sở vật chất các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hiện nay, việc thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cơ sở nâng cấp các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cở sở là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc, giảm nhanh sự chênh lệch về chất lượng giáo dục, đào tạo các cấp học, bậc học vùng núi, vùng đồng bào dân tộc và vùng thuận lợi trong tỉnh, hỗ trợ cho học sinh dân tộc có điều kiện thuận lợi để theo học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các trường ch...ệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho việc đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa các ngành kinh tế của địa phương sau này. Cụ thể:
- Thực hiện Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo, dạy nghề và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020, cụ thể Giáo dục Trung học: Khoảng 10% học sinh dân tộc thiểu số được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó 9,8% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở, 10,3% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông; 85% trở lên số học sinh học các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tiếp tục học trong trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông.
	- Thực hiện nuôi dưỡng và giáo dục 3655 học sinh cấp trung học là người dân tộc thiểu số của tỉnh Hòa Bình, trong đó: 2500 học sinh trung học cơ sở; 1155 học sinh trung học phổ thông (chưa kể 240 học sinh trung học cơ sở, 210 học trung học phổ thông trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông huyện Lương Sơn; 400 học sinh trung học cơ sở của Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở B Mai Châu và Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở B huyện Đà Bắc; 650 học sinh trung học phổ thông của Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh). Tổng số học sinh cấp trung học cơ sở được học ở trường dân tộc nội trú là 3140/35320 học sinh dân tộc thiểu số học cấp trung học cơ sở, tỉ lệ 8,9%; tổng số học sinh cấp trung học phổ thông được học ở trường dân tộc nội trú là 2015/17199 học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học phổ thông, tỉ lệ 11,7%.
CHƯƠNG II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Thực trạng về quy mô trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và cơ sở vật chất của các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thanh_lap_cac_truong_pho_thong_dan_toc.doc