Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp

Mạng xã hội đã bỏ xa thông tin từ trường học (18,86%), bạn bè (17,92%) và truyền thông truyền thống (5,66%) để trở thành nguồn thông tin nghề nghiệp hàng đầu. Thế hệ Z Việt Nam với lợi thế được đào tạo và khả năng tìm kiếm thông tin trở nên chủ động trong sự nghiệp sớm hơn so với những thế hệ trước. Nhiều con đường lựa chọn nghề nghiệp đã được đặt ra cho các em song không phải ai cũng tìm đúng thông tin phù hợp với điều kiện, năng lực, phẩm chất cá nhân của mình. Trong những năm gần đây, ngoài con đường lập nghiệp truyền thống sau tốt nghiệp THPT như thi vào các trường ĐH, CĐ, trường nghề thì du học, xuất khẩu lao động cũng là một con đường được nhiều phụ huynh, học sinh lựa chọn. Tuy nhiên, thông tin các công ty tư vấn đưa ra thường hấp dẫn về chi phí rẻ, việc làm thuận lợi khi ở nước ngoài, thu nhập cao chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác với thực tế. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã có công văn 1870/SGD&ĐT- GDCN-GDTX ngày 8 tháng 10 năm 2019 nhằm chấn chỉnh hoạt động này, trong đó cũng đã chỉ rõ những điều còn tồn tại trong công tác tư vấn hướng nghiệp du học và xuất khẩu lao động. Mới đây nhất, Công đoàn ngành giáo dục Nghệ An cũng đã có công văn 234/HD-CĐN ngày 29 tháng 11 năm 2019 về  tuyên truyền trên facebook. Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp triển khai công tác dân vận đầu năm 2020 cũng đã chỉ đạo cần tăng cường công tác truyền thông trên mạng xã hội. Điều đó cho thấy, người đứng đầu Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội đã xem không gian mạng là một xã hội thực sự, ở đó, các chủ thể xã hội có thể tương tác. Sự việc đau lòng diễn ra tại Anh vào cuối tháng 10 năm 2019, 39 người nhập cư trái phép chết trong xe thùng đông lạnh tại hạt Essex của Anh vào cuối năm 2019 mà chủ yếu là người Nghệ An, Hà Tĩnh là bài học cho những ai thiếu thông tin hoặc có thông tin không chính xác, không đầy đủ về “miền đất hứa” mà bất chấp tính mạng. Do vậy, học sinh, phụ huynh cần một nguồn thông tin khác để kiểm chứng, so sánh trước khi đưa ra những quyết định. Không gì cụ thể, chân thực hơn là từ những học sinh trường mình đã đi đến đó, đang thực tế học tập, làm việc, trải nghiệm chia sẻ. Chúng tôi sử dụng mạng xã hội làm công cụ để tạo lập nhóm, cung cấp thông tin cho học sinh để các em chia sẻ, tìm hiểu thông tin trực tiếp với các anh chị.

Với những yêu cầu xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của giáo dục, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp” như một sự đúc kết, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để chúng ta cùng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục của mình.

doc 30 trang Lệ Chi 22/12/2023 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mấy năm gần đây, trên Internet xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, kết nối thông tin khác. Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng khắp toàn cầu, điển hình là Facebook, Twitter, Youtube, Google, Yahoochat, Gmail... Riêng Facebook, chỉ sau mấy năm ra đời, mạng xã hội này đã có khoảng 2,3 tỷ người khắp thế giới sử dụng, hơn một nửa trong đó sử dụng hàng ngày. Vào năm 2005 mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất hiện nay – Youtube ra đời. Đến nay, Youtube có hơn 1 tỷ người dùng, tương đương 1/7 dân số thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, cả nước có số lượng mạng xã hội là 259. Người dùng Internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tương đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Khi ngồi trước máy, ngoài nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống, người dùng mạng xã hội còn sử dụng để kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin. Mạng xã hội được v...tin cuộc sống, hình thành dần một nền văn hóa mạng.Đa số nhà trường đã quan tâm chú ý đến việc tuyên truyền tác động hai mặt của mạng xã hội đến cho học sinh, khuyến cáo học sinh cẩn trọng trong khi tham gia tương tác trên mạng nhưng để khai thác mặt tích cực của mạng xã hội vào phục vụ các hoạt động của nhà trường, từ đó góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa của ngôi trường đó thì không phải ngôi trường nào cũng chú ý hoặc có làm thì cũng là hoạt động riêng lẻ của các nhân hoặc của tổ chức nhưng thiếu tính đồng bộ, thống nhất theo lộ trình, quy trình chung trong toàn đơn vị. 
Ở một góc nhìn khác, trong những năm gần đây, nhu cầu được gặp gỡ kết nối bạn học cũ diễn ra phổ biến trong các thế hệ học sinh. Bên cạnh nhu cầu gặp gỡ, các anh chị còn mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển giáo dục của trường, nhất là giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Vấn đề là nhà trường cần có thông tin về các thế hệ học sinh để kết nối, tập hợp và phải xem đây là một nguồn lực phát triển, chưa nói đến việc ủng hộ tài trợ mà ngay chỉ việc lấy sự thành đạt của học sinh khóa trước, những thành công của các tấm gương học sinh vượt khó đã là một bài học lớn trong giáo dục, hơn cả mọi bài diễn thuyết về đạo đức, về nghị lực sống. Văn hóa nhà trường là sự chung tay xây dựng của nhiều thế hệ, được đúc kết lại thành truyền thống.
Ở một góc độ khác, mạng xã hội cũng có những tác động to lớn đến lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Theo Adecco Việt Nam- đơn vị hàng đầu thế giới về tuyển dụng và giải pháp nhân sự, thực hiện và công bố tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 26-6- 2019, qua khảo sát và phân tích chuyên sâu hơn 600 cá nhân ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hơn 48% thế hệ Z (1995-2015) – thành viên mới nhất của lực lượng lao động biết đến nghề nghiệp hiện tại của mình qua mạng xã hội. 
Mạng xã hội đã bỏ xa thông tin từ trường học (18,86%), bạn bè (17,92%) và truyền thông truyền thống (5,66%) để trở thành nguồn thô...tôi sử dụng mạng xã hội làm công cụ để tạo lập nhóm, cung cấp thông tin cho học sinh để các em chia sẻ, tìm hiểu thông tin trực tiếp với các anh chị. 
Với những yêu cầu xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của giáo dục, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp” như một sự đúc kết, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để chúng ta cùng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục của mình.
2. Tính lịch sử của sáng kiến kinh nghiệm
	Tìm hiểu về mạng xã hội thì đã có nhiều bài viết, nhất là các tác giả đi sâu vào phân tích tác động mặt trái của mạng xã hội đối với đời sống xã hội. Do mạng xã hội rất phức tạp nên hiện tại chưa có một công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ về nó mà chỉ có các công trình, bài viết chuyên khảo, chuyên đề nghiên cứu từng mảng của đời sống xã hội. Riêng mạng xã hội trong giáo dục, các bài viết phần nhiều đi sâu vào tìm hiểu tác động hai mặt của nó đối với giáo dục đạo đức, định hướng lối sống, giá trị thẩm mỹ cho giới trẻ. Ứng dụng mạng xã hội vào xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp, theo hiểu biết cá nhân tôi, có thể ở một số đơn vị đã làm nhưng là làm theo kinh nghiệm mà chưa có sự đúc kết đầy đủ. Để tạo nên bản sắc của một nhà trường cần nhiều yếu tố hợp thành, sự chung tay của nhiều thế hệ giáo viên, học sinh. Những kỷ niệm về mái trường, về thầy cô, bè bạn nếu được khơi dậy phát huy cũng sẽ là một động lực, một cơ sở để từng bước hình thành nên truyền thống nhà trường. Trong lĩnh vực hướng nghiệp ở nhiều đơn vị, ngoài chương trình được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông thì sự quan tâm của giáo viên chưa được nhiều. Việc định hướng học sinh đi du học hay xuất khẩu lao động là một chủ trương được tỉnh Nghệ An khuyến khích song nhiều trường lại phụ thuộc thông tin vào các công ty tư vấn, những người môi giới mà chưa có sự chủ động. Do vậy, một sự tổng hợp các kinh nghiệm chúng ta đã thực hiện thành một công trình đầy đủ là điều cần thiết, dù rằ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mang_xa_hoi_trong_xay_dung_van.doc