Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học Hóa học

I. Lí do chọn đề tài 
Sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt 
ra những yêu cầu mới cho nền giáo dục nói chung và đòi hỏi sự cải cách nghiêm 
túc trong dạy học hóa học nói riêng với mục đích hình thành hoạt động nhận 
thức và chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, vấn đề 
hình thành kĩ năng tự học và tự kiểm tra đang trở nên vô cùng cấp thiết. Điều 
này đòi hỏi các nhà sư phạm phải có những nghiên cứu và áp dụng các phương 
pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả quá trình học tập của học sinh. Hình 
thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học và tự kiểm tra sẽ góp phần hình 
thành tính cách và khả năng tự giáo dục của học sinh trong suốt cuộc đời. 
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã có nhiều 
đổi mới về nội dung chương trình cũng như công nghệ dạy học. Tuy nhiên thực 
tế vẫn cho thấy rằng không phải tất cả giáo viên đều thấy được sự cần thiết của 
việc sử dụng các phương pháp giảng dạy làm tăng tính tích cực nhận thức, kích 
thích sáng tạo và hình thành kĩ năng làm việc độc lập của học sinh. Rõ ràng, với 
yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì mỗi học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp 
để tồn tại và phát triển trong công việc cần phải liên tục tự nâng cao kiến thức 
của chính họ. Vì vậy, tự học - tự giáo dục vừa là mục tiêu của giáo dục, vừa là 
yếu tố cần thiết để phát triển nhân cách của cá nhân. Từ những yếu tố đó, tôi đã 
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Hình thành và phát triển kĩ 
năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học hóa học”.
pdf 31 trang Lệ Chi 22/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học Hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học Hóa học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
KĨ NĂNG TỰ HỌC, TỰ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH 
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 
MÔN: HÓA HỌC 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ 
_______________________________________________________ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
KĨ NĂNG TỰ HỌC, TỰ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH 
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 
MÔN: HÓA HỌC 
Người thực hiện: NGUYỄN THÚC THU 
Tổ: Tự nhiên 
Số điện thoại: 0389.542.985 
Năm học: 2019 - 2020 
 MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 
I. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 1 
IV. Đối tượng nghiên cứu ...... hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt 
ra những yêu cầu mới cho nền giáo dục nói chung và đòi hỏi sự cải cách nghiêm 
túc trong dạy học hóa học nói riêng với mục đích hình thành hoạt động nhận 
thức và chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, vấn đề 
hình thành kĩ năng tự học và tự kiểm tra đang trở nên vô cùng cấp thiết. Điều 
này đòi hỏi các nhà sư phạm phải có những nghiên cứu và áp dụng các phương 
pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả quá trình học tập của học sinh. Hình 
thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học và tự kiểm tra sẽ góp phần hình 
thành tính cách và khả năng tự giáo dục của học sinh trong suốt cuộc đời. 
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã có nhiều 
đổi mới về nội dung chương trình cũng như công nghệ dạy học. Tuy nhiên thực 
tế vẫn cho thấy rằng không phải tất cả giáo viên đều thấy được sự cần thiết của 
việc sử dụng các phương pháp giảng dạy làm tăng tính tích cực nhận thức, kích 
thích sáng tạo và hình thành kĩ năng làm việc độc lập của học sinh. Rõ ràng, với 
yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì mỗi học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp 
để tồn tại và phát triển trong công việc cần phải liên tục tự nâng cao kiến thức 
của chính họ. Vì vậy, tự học - tự giáo dục vừa là mục tiêu của giáo dục, vừa là 
yếu tố cần thiết để phát triển nhân cách của cá nhân. Từ những yếu tố đó, tôi đã 
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Hình thành và phát triển kĩ 
năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học hóa học”. 
II. Mục đích nghiên cứu 
Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm hình thành và phát triển ở học 
sinh kĩ năng tự học, tự kiểm tra. 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Phân tích các tài liệu về tâm lí học sư phạm và phương pháp giảng dạy 
để hiểu về tự học và xác định cấu trúc của nó. 
- Phát triển khái niệm kĩ năng tự học và tự kiểm tra trong hoạt động học 
tập của học sinh trung học phổ thông. 
- Giới thiệu phương pháp tổ chức học sinh làm việc độc lập vớ... cứu này, các nhà giáo dục học thế kỷ 20 đã 
không ngừng nghiên cứu và bổ sung những lý thuyết mới mẻ, cụ thể hơn về vai 
trò của tự học và cách thức hình thành kĩ năng tự học cho người học. 
Ở các nước châu Âu, hướng chính của việc cải thiện hệ thống giáo dục là 
cải thiện việc quản lí quá trình học tập. Trong nhiều tổ chức giáo dục đại học và 
ở các trường phổ thông, học sinh được giảm tải ở các giờ học và sẽ sử dụng thời 
gian rảnh dành cho việc tự học [8], [9], [11], [13]. 
Ở Việt Nam, vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm 
túc, rộng rãi từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà chủ tịch Hồ Chí 
Minh vừa là người khởi xướng, vừa là tấm gương về tinh thần và phương pháp 
tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phương pháp dạy và học có hiệu quả 
nhất là phải có tính sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, đòi hỏi cả 
người dạy và người học phải áp dụng vào thực tế một cách linh hoạt. Phải lấy tự 
học làm nòng cốt, phải nâng cao hướng dẫn việc tự học, phát huy tích cực, chủ 
 4 
động của người học. Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về 
phương pháp học tập. Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh nghiệm 
sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người cho 
đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là một trong những nhà nghiên cứu về tự học 
nổi bật nhất. Hàng loạt cuốn sách, công trình nghiên cứu của ông đã ra đời để 
thuyết phục giáo viên ở các cấp học, bậc học thay đổi cách dạy của mình nhằm 
phát triển khả năng tự học cho học sinh ở mức độ tối đa, như: “Xã hội học tập - 
học suốt đời và các kĩ năng tự học” [3], “Quá trình dạy tự học” [1], “Học và dạy 
cách học” [2]. Trong tác phẩm: “Học và dạy cách học” ông đã đề cập đến vai trò 
của người học, người dạy, mô hình tự học. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng 
“Cốt lõi của học là tự học. Hễ có học là có tự học, vì không ai có thể học hộ 
người khác được. Nhiệm vụ của chúng ta là biến quá t

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat_trien_ki_nang_tu_ho.pdf