Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT

1. Xu thế hội nhập toàn cầu và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục. Giáo dục Việt Nam nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong quá trình nỗ lực “đổi mới cơ bản và toàn diện”. Song, không thể phủ nhận toàn ngành đang có chung mối lo và trăn trở: một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam trước cơn lốc hội nhập đang có sự xuống cấp, lệch chuẩn đạo đức và thiếu hụt những GTS căn bản; sự khủng hoảng niềm tin bản thân và cộng đồng; lối sống “thiếu nhân tính, xa rời quốc tính và nhạt nhòa cá tính”; thiếu ý thức bảo vệ môi sinh; tình trạng bạo lực, phạm pháp, sa vào các tệ nạn xã hội… Bởi vậy“giáo dục giá trị sống, tổ chức rèn luyện cho thanh thiếu niên sống xứng đáng với hệ giá trị trong nền văn hóa truyền thống cao cả của dân tộc và cập nhật nền văn hóa tiên tiến của thời đại đang là điều cấp thiết cho toàn bộ nền giáo dục của đất nước”. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, đề án “Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -2020”, “Mô hình Trường học hạnh phúc”… chính là một trong số những định hướng chỉ đạo của ngành trong những năm qua nhằm giáo dục GTS cho HS, bên cạnh việc giáo dục tri thức và giáo dục kĩ năng. Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục xác định “việc dạy người, dạy đạo đức, lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh phải là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và quyết tâm triển khai hiệu quả”.

2. Nhận thức được tính cấp thiết và trách nhiệm của hệ thống nhà trường trong việc giáo dục GTS và phát triển nhân cách cho người học, nhiều trường phổ thông (đặc biệt là những trường công lập tự chủ, dân lập, tư thục, quốc tế…) đã xây dựng hệ GTS cốt lõi làm triết lí giáo dục của trường mình, đồng thời đưa “Chương trình giáo dục các GTS” (Leaving Valus an educationalprogram, viết tắt là LVEP) vào dạy học chính khóa trong nhà trường rất hữu ích. Còn lại, phần lớn các trường phổ thông nói chung và trên địa bàn Nghệ An nói riêng, do quá tải về dạy học kiến thức và áp lực thành tích nên chỉ có thể triển khai lồng ghép giáo dục GTS trong một số môn học và chuyên đề ngoại khóa, hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường. Định hướng giá trị chưa rõ, các cách thức chưa được thiết kế để hướng vào truyền đạt các giá trị một cách hiệu quả nên mục đích của giáo dục GTS ở những cơ sở này chưa đạt được kết quả như mong đợi. Ngoài ra, việc tập huấn bồi dưỡng giáo viên hằng năm nhất là đối tượng GVCN lớp để tổ chức giáo dục GTS cho HS trong các nhà trường cũng chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm một cách đúng mức như tính cấp bách của nó. Đặc biệt, ghi nhận số ít GVCN đã nhận thức sâu sắc về “sứ mệnh của người thầy” và với lòng yêu nghề, yêu trẻ luôn nỗ lực hoàn thiện nhân cách bản thân trở thành tấm gương sống đẹp cho HS, đồng thời biết chủ động tích hợp giáo dục GTS vào trong các bài giảng và trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, giúp HS biết nêu cao những giá trị nhân bản tốt đẹp của con người để tự điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách.

Rõ ràng, việc giáo dục GTS cho HS trong các trường phổ thông là vấn đề “cấp thiết”, “cấp bách”, “quan trọng”, “cần được chú trọng”, “một trong nhưng nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu”… nhưng thực tế vẫn bị coi nhẹ, việc “dạy chữ” còn nặng hơn “dạy người”. Giáo dục GTS trong các trường học lâu nay đã triển khai nhưng thực hiện thiếu tính hệ thống, đồng bộ và hiệu quả. Vẫn còn có một khoảng trống trong dạy GTS, vẫn còn có một độ vênh nhất định trong việc thực hiện ba nội dung cơ bản của giáo dục nhà trường: giáo dục tri thức - giáo dục giá trị - giáo dục kĩ năng.

3. Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, chúng tôi trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu biện pháp giáo dục GTS cho HS một cách tối ưu và mới mẻ trong phạm vi hoạt động quản lí và giáo dục HS của người GVCN. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục GTS và mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng kiến: “Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT”

doc 100 trang Lệ Chi 22/12/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xu thế hội nhập toàn cầu và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục. Giáo dục Việt Nam nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong quá trình nỗ lực “đổi mới cơ bản và toàn diện”. Song, không thể phủ nhận toàn ngành đang có chung mối lo và trăn trở: một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam trước cơn lốc hội nhập đang có sự xuống cấp, lệch chuẩn đạo đức và thiếu hụt những GTS căn bản; sự khủng hoảng niềm tin bản thân và cộng đồng; lối sống “thiếu nhân tính, xa rời quốc tính và nhạt nhòa cá tính”; thiếu ý thức bảo vệ môi sinh; tình trạng bạo lực, phạm pháp, sa vào các tệ nạn xã hội Bởi vậy“giáo dục giá trị sống, tổ chức rèn luyện cho thanh thiếu niên sống xứng đáng với hệ giá trị trong nền văn hóa truyền thống cao cả của dân tộc và cập nhật nền văn hóa tiên tiến của thời đại đang là điều cấp thiết c...chủ động tích hợp giáo dục GTS vào trong các bài giảng và trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, giúp HS biết nêu cao những giá trị nhân bản tốt đẹp của con người để tự điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách.
Rõ ràng, việc giáo dục GTS cho HS trong các trường phổ thông là vấn đề “cấp thiết”, “cấp bách”, “quan trọng”, “cần được chú trọng”, “một trong nhưng nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu” nhưng thực tế vẫn bị coi nhẹ, việc “dạy chữ” còn nặng hơn “dạy người”. Giáo dục GTS trong các trường học lâu nay đã triển khai nhưng thực hiện thiếu tính hệ thống, đồng bộ và hiệu quả. Vẫn còn có một khoảng trống trong dạy GTS, vẫn còn có một độ vênh nhất định trong việc thực hiện ba nội dung cơ bản của giáo dục nhà trường: giáo dục tri thức - giáo dục giá trị - giáo dục kĩ năng.
3. Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, chúng tôi trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu biện pháp giáo dục GTS cho HS một cách tối ưu và mới mẻ trong phạm vi hoạt động quản lí và giáo dục HS của người GVCN. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục GTS và mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng kiến: “Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT”
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giáo dục GTS cho HS của GVCN ở trường THPT trên địa bàn.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp khảo sát thực tiễn
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Phương pháp Test
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh đối chiếu
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Phần một: Đặt vấn đề
Phần hai: Nội dung
Phần ba: Kết luận
NỘI DUNG
I. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lí luận
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Giá trị
Giá trị: dt. 1. Cái có ích và đáng quý. 2. Chỉ mức độ, hiệu lực đến đâu (Theo Từ điển Tiếng Việt - NXB Khoa h...c đưa ra, 186 thành viên trong tổ chức Liên hợp quốc đã chọn ra 12 giá trị cốt lõi nhất mang tính chung toàn cầu. Chương trình đã triển khai ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới, với mục tiêu chung nhằm kêu gọi sự chia sẻ các giá trị cho một thế giới tươi đẹp hơn. Các giá trị này đều đã có trong mỗi con người bất kể sự khác nhau về quốc tịch, màu da và văn hóa. Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ xích lại gần nhau, chia sẻ, cảm thông với nhau và cuộc sống của tất cả mọi người trên trái đất đều thống nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng, hạnh phúc.
Dưới đây là nội hàm của những giá GTS phổ quát chung của nhân loại cần được giáo dục cho HS hiện nay. Các tổ chức quốc tế hi vọng đưa những GTS này vào giáo dục cho thế hệ trẻ trên toàn thế giới có thể sẽ xây dựng thế giới thành ngôi nhà chung toàn cầu tự do, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc.
- Hòa bình: 1. Dt. Trạng thái yên tĩnh không có chiến tranh. 2. Tt. Không dùng đến vũ lực, không gây chiến tranh (Theo Từ điển Tiếng Việt).
Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh với súng đạn. Hòa bình là khi chúng ta sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong chúng ta được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.
Hòa bình còn có nghĩa là đang sống trong sự thinh lặng của nội tâm. Hòa bình là trạng thái bình tĩnh và thư thái của trí óc.
Hòa bình bắt đầu trong mỗi người. Xuyên qua sự thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, con người có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
Những nội dung chính liên quan đến chủ đề hòa bình mà giáo dục có thể mang lại cho người học là: sự khước từ bạo lực, khoan dung, vị tha, đoàn kết, chia sẻ với mọi người, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.
- Tự do: dt. Quyền sống và hoạt động xã hội theo ý nguyện của mình không bị cấm đoán, ràng buộc, xâm phạm (Theo Từ điển Tiếng Việt).
Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy, m

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song_cho_ho.doc