Tài liệu Tập huấn - Hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cấp THPT môn Tin Học

I. Một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học

Ngày 26 tháng 8 năm 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học.

1.1. Về hình thức đánh giá

Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với các môn học (riêng môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập như Thông tư 58).

  1. Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  2. Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
  3. Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học.

 

1.2. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá

  1. Các loại kiểm tra, đánh giá
  2. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
  3. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành;
doc 267 trang Lệ Chi 22/12/2023 10620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn - Hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cấp THPT môn Tin Học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tập huấn - Hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cấp THPT môn Tin Học

Tài liệu Tập huấn - Hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cấp THPT môn Tin Học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn:
TIN HỌC
DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
(Lưu hành nội bộ)
Hà Nội - 2020
2
MỤC LỤC
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG	6
I. Một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học	6
1.1. Về hình thức đánh giá	6
1.2. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá	6
1.3. Số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm	7
1.4. Cách tính điểm trung bình môn học kì	8
1.5. Đánh giá học sinh khuyết tật	8
1.6. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật	9
1.7. Xét công nhận danh hiệu học sinh	9
1.8. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn	9
1.9. Bãi bỏ một số điểm và thay thế một số từ, cụm từ (xem thông tư 26).	9
1.10. Kiểm tra đánh giá định kì	9
II. Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra	10
2.1. Ma trận đề kiểm tra	10
2.2. Bản đặc tả đề kiểm tra	12
III. Một số lưu ý...Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học.
1.2. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá
Các loại kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện
6
của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành;
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;
Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
- Kiểm tra, đánh giá định kì
Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành;
Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiể...Điều 7 Thông tư này như sau:
TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck
ĐTBmhk =
Số ĐĐGtx + 5
TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.”.
1.5. Đánh giá học sinh khuyết tật
Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng
8
đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.".
1.6. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật
Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.".
1.7. Xét công nhận danh hiệu học sinh
Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Học sinh đạt thành tích nổi bật ho

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tap_huan_huong_dan_xay_dung_ma_tran_dac_ta_va_de_ki.doc
  • pdf2477_Xay dung ke hoach giao duc cua nha truong.pdf
  • pdf20201025 Tin học Bong 1.pdf