Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế

Trong những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như: Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị  “Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”; Quyết định số 253-QĐ/TW, ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị “Về việc ban hành Quy định của Bộ Chính trị về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị”; Thông báo kết luận số 37-TB/TW, ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị Về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”; Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII… Những chủ trương, nghị quyết đó đã thể hiện quan điểm, mục tiêu xuyên suốt của Đảng ta về tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ, nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức Chính trị - Xã hội; góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi phí thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. 

Những chủ trương, nghị quyết trên của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đã tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. Bởi vì, sau hơn 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trên một số lĩnh vực, trong đó bộ máy hành chính còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo; cơ cấu công chức, viên chức chưa phù hợp với vị trí việc làm hiện nay. Trên cơ sở đó,  việc tổ chức thực hiện tinh giản biên chế kết hợp với sắp xếp lại các cơ quan hành chính, các đơn vị của cơ quan chuyên môn các cấp được đặt ra có tính chất cấp thiết. Do vậy, cần phải có các giải pháp đồng bộ để phấn đấu mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và chủ trương của Chính phủ thực hiện tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, kể cả trong các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

          Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều địa phương đã có giải pháp, cách làm sáng tạo phù hợp thực tiễn, bước đầu mang kết quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quá trình thực hiện chủ trương này, Nghệ An là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, giảm các đầu mối, giảm số cán bộ lãnh đạo; số nhân viên thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ… Tỉnh ta cũng là địa phương được Bộ Nội vụ đánh giá là một trong những tỉnh đứng tốp đầu về thực hiện công tác tinh giản biên chế. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, kế hoạch với những lộ trình cụ thể trong thực hiện chính sách tinh giản biên chế, sắp lại lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như: Kế hoạch số 111-KH/TU, ngày 02/01/2018 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"Đề án số 09 - ĐA/TU, ngày 18/4/2018 về “Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2021 và những năm tiếp theo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND.VX ngày 16/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012-2020; Công văn số 9111/UBND-TH ngày 02/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/NĐ-CP...

Sở GD&ĐT là đơn vị tích cực trong thực hiện Nghị Quyết Trung ương 6 và Đề án số 09 - ĐA/TU bởi số lượng công chức, viên chức của ngành GD&ĐT chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số biên chế của tỉnh, thời điểm năm 2019 so với năm 2015 số lượng biên chế của ngành giáo dục đã giảm 1794 người (đạt 3,8% so với quy định), trong đó khối trực thuộc giảm 384 người (đạt gần 36% so với quy định). 

doc 31 trang Lệ Chi 22/12/2023 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế
MỤC LỤC
Phần, mục
Nội dung
Trang
Phần 1
Đặt vấn đề
4
Phần 2
Nội dung
7
I
Cơ sở lý luận và thực tiễn
7
1
Cơ sở pháp lý
7
2
Cơ sở thực tiễn
8
II
Đánh giá thực trạng tại trường THPT Lê Hồng Phong
10
1
Cơ cấu tổ chức bộ máy
10
2
Chất lượng đội ngũ
12
III
Một số giải pháp thực hiện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế tại trường THPT Lê Hồng Phong
15
1
Thực hiện tốt công tác truyền thông: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành liên quan đến chính sách tinh giản biên chế; sắp xếp lại tổ chức bộ máy đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
15
2
Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đồng bộ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt của Chi bộ, Lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, đoàn thể. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thực hiện tinh giản biên chế
16
3
Ban hành các văn bản n.../5/2011 của Bộ Chính trị Về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”; Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Những chủ trương, nghị quyết đó đã thể hiện quan điểm, mục tiêu xuyên suốt của Đảng ta về tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ, nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức Chính trị - Xã hội; góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi phí thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. 
Những chủ trương, nghị quyết trên của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đã tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. Bởi vì, sau hơn 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trên một số lĩnh vực, trong đó bộ máy hành chính còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo; cơ cấu công chức, viên chức chưa phù hợp với vị trí việc làm hiện nay. Trên cơ sở đó, việc tổ chức thực hiện tinh giản biên chế kết hợp với sắp xếp lại các cơ quan hành chính, các đơn vị của cơ quan chuyên môn các cấp được đặt ra có tính chất cấp thiết. Do vậy, cần phải có các giải pháp đồng bộ để phấn đấu mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và chủ trương của Chính phủ thực hiện tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, kể cả trong các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
	Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều địa phương đã có giải pháp, cách làm sáng tạo phù hợp thực tiễn, bước đầu mang kết quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quá trình ...ản biện chế, nâng cao hiệu chất lượng, sử dụng có hiệu quả độ ngũ là một nội dung, một nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề có tính bức thiết đối với nhà trường. Bởi trong những năm gần đây, do quy mô dân số giảm mạnh, số lượng học sinh độ tuổi vào học lớp 10 THPT có xu hướng giảm nên quy mô trường lớp giảm (từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2019 - 2020 nhà trường giảm quy mô 3 lớp, mỗi năm nhà trường giảm 1 lớp) dẫn đến dôi dư giáo viên, vì giảm 01 lớp tương đương giảm hơn 2 giáo viên. Để giải quyết vấn đề dôi dư giáo viên, nhà trường đã có nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp để thực hiện tinh giản biên chế đó là giải quyết chế độ chính sách cho công chức, viên chức được thực hiện theo các Nghị định 132/2011/NĐ-CP, Nghị định 108/2014/NĐ-CP trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại hàng năm, tinh giản những đối tượng dôi dư, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không thể bố trí sắp xếp công tác khác. Việc tinh giản biên chế cần phải có lộ trình cụ thể nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, tác động đến tư tưởng, tâm lí làm việc của công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị; đồng thời dự báo được nhu cầu về nhân sự, biên chế, ngân sách trong giai đoạn tới để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mạnh về chất lượng, đủ số lượng người làm việc, bộ máy tinh gọn, khoa học, hợp lý, đáp ứng cao yêu cầu.
Trong những năm gần đây, trường THPT Lê Hồng Phong đã được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt công tác tinh giản biên chế, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy. Nhà trường đã được Sở GD&ĐT để giới thiệu đơn vị thực hiện tốt nội dung này Đài truyền hình Nghệ An đưa vào phóng sự trong Chương trình “Chúng tôi cùng đối thoại” phát sóng vào 21 giờ 5 phút ngày 29/3/2019; Đài tuyền hình Việt Nam giới thiệu trong Chương trình “Cải cách hành chính, tinh giản biên chế” phát sóng vào 17h ngày 17/6/2019 trên Kênh VTV1.
Căn cứ các kết quả đạt được trong quá trình triển khai, chúng tôi (nhóm thực hiện gồm 02 thành viên: Bà Nguyễn T

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_viec_thuc_hien.doc