Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy Lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ bức thiết quyết định 
đến sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Trong lĩnh vực giáo dục, nhiệm vụ 
này muốn hoàn thành tốt cần đến sự tác động tổng thể của tất cả các môn học, 
trong đó môn lịch sử giữ một vai trò quan trọng. Tuy nhiên những năm gần đây, 
thực trạng giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh trong môn Lịch sử ở 
trường phổ thông có rất nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Học sinh đa phần ngán và 
sợ đối với môn lịch sử bởi sự hàn lâm, khô khan. 
Nhiệm vụ đó đòi hỏi nhà trường một mặt phải chuẩn bị tình cảm và năng 
lực để học sinh tham gia sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, mặt khác phải 
chú ý đến giáo dục các em lòng yêu quê hương, yêu những con người và truyền
 

3

thống tốt đẹp của địa phương có ý thức và năng lực sẵn sàng tham gia lao động 
sản xuất và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. 
Giáo dục lòng yêu quê hương cho học sinh phổ thông được thực hiện 
thông qua các hoạt động của nhà trường nói chung, hoạt động giảng dạy các 
môn học nói riêng; trong đó việc dạy học lịch sử, hoạt động ngoài giờ lên lớp, 
đặc biệt là biết kết hợp giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp với lịch sử địa phương. 
Đây là hoạt động có nhiều ưu thế hơn cả. 
Giảng dạy lịch sử địa phương sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết về 
thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương trong lịch sử đấu tranh dựng nước 
và cứu nước, hiểu biết về các di tích lịch sử, di tích văn hóa, nghệ thuật và 
những kinh nghiệm lao động của nhân dân địa phương. Từ đó các em có nhận 
thức đúng đắn về cuộc sống của địa phương trong quá khứ và hiện tại.  
Trên cơ sở hiểu biết đó, xây dựng cho các em niềm tự hào về truyền thống 
đấu tranh bất khuất, lao động cần cù, thông minh sáng tạo; tự hào về những cảnh 
đẹp thiên nhiên bình dị và thơ mộng, tự hào về những phong cách sinh hoạt văn 
hóa mang bản sắc độc đáo của địa phương. Chính niềm tự hào đó làm cho các 
em gắn bó với mảnh đất quê hương, có ý thức bảo vệ và phát huy những truyền 
thống tốt đẹp vốn có của địa phương một cách tự giác. 
Như vậy, nghiên cứu giảng dạy lịch sử địa phương cần được tiến hành 
một cách thường xuyên với nội dung, phương pháp phù hợp sẽ giúp ích rất 
nhiều cho việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, kích thích được lòng yêu 
quê hương, lòng tự hào dân tộc. Xuất phát từ thực tiễn dạy học, từ chủ trương 
đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của Đảng và vai trò, vị trí của môn 
Lịch sử, tôi lựa chọn đề tài: “Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học 
sinh trong giảng dạy lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường tại 
trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng” làm đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm của mình. 

pdf 73 trang Lệ Chi 22/12/2023 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy Lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy Lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy Lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
GIÁO DỤC LÒNG YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC 
CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 
ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
HUỲNH THÚC KHÁNG 
MÔN: LỊCH SỬ 
NGHỆ AN - 2020 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
GIÁO DỤC LÒNG YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC 
CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 
ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
HUỲNH THÚC KHÁNG 
MÔN: LỊCH SỬ 
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG 
Tổ bộ môn: Xã hội 
Điện thoại: 0919.555.157 
NGHỆ AN - 2020 
 MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 
PHẦN II. NỘI DUNG ......................................................................................... 4 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 4 
1............................ 34 
1. Kết luận ...................................................................................................... 34 
2. Kiến nghị ................................................................................................... 35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36 
PHẦN PHỤ LỤC 
 1 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành suốt 
hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nổi trội hơn cả là tinh 
thần yêu nước. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm, tư tưởng yêu nước là tình 
cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu 
nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. 
Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của dân tộc ta. 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã 
xác định mục tiêu của ngành giáo dục là “bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu 
nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhân 
ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học”. Tiếp đó, chỉ thị số 
14/2011/CT-TTG ngày 11/06/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới 
chương trình và sách giáo khoa phổ thông có mục tiêu là: “Nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện, tăng cường cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương, gia 
đình, tinh thần tự tôn dân tộc”. Như vậy, giáo dục thế hệ trẻ hiện nay phải giáo 
dục con người có lòng yêu quê hương, đất nước. 
Trong thời kỳ hội nhập phát triển, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn 
mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là 
một trong những vấn đề các nhà trường đều quan tâm coi trọng. Khi học sinh 
được bồi dưỡng, giáo dục tốt về truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền 
ơn đáp nghĩa sẽ giúp các em được phát triển toàn diện, là nền tảng không thể 
thiếu để bước vào cuộc sống. 
Nghị quyết Đại hội lầ...hôn rau cắt rốn”, 
“nơi quê cha đất tổ”, nơi sinh ra, nuôi dưỡng ý chí, chắp cánh ước mơ và giúp ta 
khôn lớn trưởng thành. 
Khi nhắc đến việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, nhà giáo dục Xô 
Viết Sukhomlinski đã viết: “Đối với mỗi con người chúng ta, Tổ quốc bắt đầu 
từ một cái nhỏ bé dường như không lộng lẫy lắm và không có gì nổi bật. Cuộc 
sống của mỗi chúng ta, vĩnh viễn đến hơi thở cuối cùng chứa đựng một cái gì đó 
duy nhất và không gì thay thế được như bầu sữa mẹ, như sự âu yếm của mẹ, như 
lời nói thân yêu. Đó là miền quê thân yêu của chúng ta, nơi thể hiện hình ảnh 
sinh động của Tổ quốc”. 
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và học 
lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi 
mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống, trách 
nhiệm công dân mà còn nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc, có ý thức phấn 
đấu, học tập tu dưỡng góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. 
Như vậy, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh phải bắt đầu từ việc giáo 
dục cho các em nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức xã hội chủ 
nghĩa gắn chặt với nhau, tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời 
đại mới. 
Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ bức thiết quyết định 
đến sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Trong lĩnh vực giáo dục, nhiệm vụ 
này muốn hoàn thành tốt cần đến sự tác động tổng thể của tất cả các môn học, 
trong đó môn lịch sử giữ một vai trò quan trọng. Tuy nhiên những năm gần đây, 
thực trạng giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh trong môn Lịch sử ở 
trường phổ thông có rất nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Học sinh đa phần ngán và 
sợ đối với môn lịch sử bởi sự hàn lâm, khô khan. 
Nhiệm vụ đó đòi hỏi nhà trường một mặt phải chuẩn bị tình cảm và năng 
lực để học sinh tham gia sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, mặt khác phải 
chú ý đến giáo dục các em lòng yêu quê hương, yêu những con người và truyền 
 3 
thống tốt

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_long_yeu_que_huong_dat_nuoc_c.pdf