Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 7

 

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

* Kĩ năng: Phân biệt được nam hay nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.

* Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.

* Thái độ: - Không phân biệt đối xử giữa nam và nữ.

- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi ngời, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình minh họa trang 6, 7 SGK, hình 3, 4 phóng to (nếu có điều kiện).

- Giấy khổ A4, bút dạ.

 

- HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước).

- Mô hình người nam và nữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 

doc 36 trang Bảo Giang 31/03/2023 11720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 7

Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 7
 TuÇn: 1 Thø ngµy th¸ng n¨m 200
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 1: sù sinh s¶n
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK)
- Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) gồm 5 – 7 hình bố, mẹ; 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng:
Em bé
Bố (mẹ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Giới thiệu bài: Ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khoẻ của con người cũng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà các em học có tên là “Sự sinh sản”. Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài người.
Hoạt động 1
TRÒ CHƠI: “BÉ LÀ CON AI ?”
- GV nêu tên trò chơi; giơ các hình vẽ (tranh, ảnh) và phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố (... HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- 2 HS (cùng cặp) nối tiếp nhau giới thiệu.
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Gia đình bnạ Liên có mấy thế hệ?
+ Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên.
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
+ Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình.
- Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Do vậy, loài người được tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lúc đầu gia đình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt,... tạo thành dòng họ.
Hoạt động 3
LIÊN HỆ THỰC TẾ: GIA ĐÌNH CỦA EM
- GV nêu yêu cầu: Các em đã tìm hiểu về gia đình bạn Liên, bây giờ các em hãy giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ một bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với mọi người.
- Lắng nghe và làm theo yêu cầu.
- Vẽ hình vào giấy khổ A4.
- Yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình.
- 3 đến 5 HS dán (hoặc giơ) hình minh hoạ, kết hợp giới thiệu về gia đình.
- Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, thuộc bài ngay tại lớp.
- Dặn HS về nhà ghi vào vở và đọc kỹ mục Bạn cần biết; vẽ bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4.
 TuÇn:1 
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 2 - 3: nam hay n÷?
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kĩ năng: Phân biệt được nam hay nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
* Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.
* Thái độ: - Không phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi ngời, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa trang 6, 7 SGK, hình 3, 4 phóng to (nếu có điều kiện).
- Giấy khổ A4, bút dạ.
- Phiếu học tập dẽ sẵn nội dung 3 cột: Nam Cả nam và nữ Nữ cho trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” theo ...
VÀ XÃ HỘI GIỮA NAM VÀ NỮ
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”.
- HS cùng đọc SGK.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng của nam (nữ) hay đặc điểm chung của cả nam và nữ sau đó dán vào cột thích hợp trong bảng. Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành bảng đúng, nhanh, có giải thích hợp lí về các đặc điểm trong mỗi phiếu.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chơi, sau đó chia nhóm và thực hiện trò chơi. Kết quả bảng dán đúng:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
-Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn
- Tự tin
- Chăm sóc con
- Trụ cột gia đình
- Đá bóng
- Giám đốc
- Làm bếp giỏi
- Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Mang thai
- Cho con bú
- HS cả lớp làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc và nêu kết luận: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội.
Hoạt động 3
VAI TRÒ CỦA NỮ
- GV cho HS quan sát hình 4 trang 9, SGK và hỏi: Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS cùng quan sát ảnh, sau đó một vài HS nêu ý kiến của mình.
Ví dụ: Ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. Điều đó cho thấy đá bóng là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không dành riêng cho nam như nhiều người vẫn nghĩ.
- GV nêu: Như vậy không chỉ nam và nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết (GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng).
- HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần đưa ra 1 ví dụ.
+ Trong trường: nữ làm Hiệu trưởng, Hiệu phó, dạy học, Tổng phụ trách...
+ Trong lớp: nữ làm lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, lớp phó,...
+ Ở địa phương: nữ làm giám đốc, ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_tuan_1_den_tuan_14.doc