Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Chất lượng giáo dục cao mới đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) nhấn mạnh: chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ cột “Học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tồn tại”.  Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục vừa là danh dự, vừa là lẽ sống của nhà trường các cấp trong xu thế quốc tế hội nhập hiện nay.

Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và luôn là nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt, trong các Nghị quyết của Đảng từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm giáo dục của Đảng luôn thể hiện rõ tính nhất quán, phát triển, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 

Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội và văn hóa – giáo dục. Tuy nhiên, kết quả đổi mới về giáo dục vẫn chậm hơn nhiều so với kinh tế, chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và phổ thông trung học nói riêng còn thấp, quản lý giáo dục còn lỏng lẻo, thiếu khoa học, nhiều giáo viên vẫn chưa theo kịp bước tiến của công cuộc đổi mới, chưa vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới, còn có lỗ hổng về kiến thức, chất lượng học tập của học sinh chưa thực chất, điểm số còn chạy theo thành tích, số học sinh chây lười trong học tập, không trung thực trong học tập còn nhiều, việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường chưa hiệu quả, cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy – học  của giáo viên và học sinh, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, tính xã hội hóa của trường học chưa cao, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trường học…

Trường THPT Nam Đàn 2 cũng nằm trong bối cảnh chung đó, kể từ khi thành lập đến năm 2015, nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mà trọng tâm là chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục về công tác quản lý, về chất lượng đội ngũ giáo viên, về chất lượng học sinh giỏi, chất lượng học sinh đại trà, về cơ sở vật chất, về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, công tác an ninh trường học và bảo vệ môi trường… Trong những năm gần đây, trên cơ sở đúc rút những việc làm được và chưa làm được của nhà trường và học tập kinh nghiệm từ các trường bạn, Ban giám hiệu Trường THPT Nam Đàn 2 đã mạnh dạn đề ra và thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạt được những kết quả đáng mừng, đem lại niềm phấn khởi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh, làm tăng uy tín của nhà trường trong nhân dân cũng như trong hệ thống các trường THPT trên địa bàn Nghệ An. 

Xuất phát từ những lý do trên, với tinh thần, trách nhiệm của một cán bộ quản lý, từ những thành quả mà nhà trường đạt được trong những năm qua, tôi quyết định viết đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2”, qua đó chia sẻ kinh nghiệm của nhà trường với đồng nghiệp và các trường bạn, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh các giải pháp đó, góp phần đẩy mạnh hơn nữa chất lượng giáo dục để Trường THPT Nam Đàn 2 xứng đáng là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh tỉnh nhà. 

Các giải pháp trong đề tài được thực hiện tại trường THPT Nam Đàn 2 từ năm học 2015-2016 đến nay. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp và các nhà quản lí để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể được áp dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông các cấp.

doc 92 trang Lệ Chi 22/12/2023 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài 
Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Chất lượng giáo dục cao mới đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) nhấn mạnh: chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ cột “Học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tồn tại”.  Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục vừa là danh dự, vừa là lẽ sống của nhà trường các cấp trong xu thế quốc tế hội nhập hiện nay.
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và luôn là nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt, trong các Nghị quyết của Đảng từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm giáo dục của Đảng luôn thể hiện rõ tính nhất quán, phá...các trường THPT trên địa bàn Nghệ An. 
Xuất phát từ những lý do trên, với tinh thần, trách nhiệm của một cán bộ quản lý, từ những thành quả mà nhà trường đạt được trong những năm qua, tôi quyết định viết đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2”, qua đó chia sẻ kinh nghiệm của nhà trường với đồng nghiệp và các trường bạn, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh các giải pháp đó, góp phần đẩy mạnh hơn nữa chất lượng giáo dục để Trường THPT Nam Đàn 2 xứng đáng là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh tỉnh nhà. 
Các giải pháp trong đề tài được thực hiện tại trường THPT Nam Đàn 2 từ năm học 2015-2016 đến nay. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp và các nhà quản lí để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể được áp dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông các cấp.
2. Mục đích nghiên cứu
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong Trường THPT Nam Đàn 2 nói riêng và các trường phổ thông nói chung. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của mục tiêu, nhiệm vụ “nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT”.
 Phân tích thực trạng chất lượng giáo dục trước và sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, nhiệm vụ “nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT”.
 - Phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng hợp kinh nghiệm nhằm “nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT”.
5. Điểm mới của đề tài
- Giải pháp cũ thường thực hiện một cách máy móc, rập khuôn chung theo chủ trương của Bộ, của Sở Giáo dục – Đào tạo nên hiệu quả chưa cao. Giải pháp mới thể hiện rõ tính khoa học và thực tiễn, vận dụng sáng tạo chủ trương, biện pháp của cấp trên vào hoàn cảnh, đặc điểm riêng của nhà trường nhờ đó đã đạt được những kết quả đáng kể trong việ...và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám (2013), Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. 
Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”. 
Luật giáo dục Việt Nam (6/2019) cũng ghi rõ: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
Chỉ thị số 2919/CT–BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ phương hướng, nhiệm v

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc