Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Và hoạt động KTBH cũng có thể tổ chức để hướng người học đạt được những năng lực trên, là cơ sở, biện pháp để phát triển toàn diện về các kỹ năng cho con người, chuẩn bị cho con người những hành trang tốt nhất phục vụ trong cuộc sống tương lai: Học để biết, học để thực hành, “học đi đôi với hành” để cùng chung sống, giải quyết những vấn đề khó khăn, giúp đỡ cho người khác và học để khẳng định mình.

Trên thực tế dạy học hiện nay vẫn theo phương pháp truyền thống, mặc dù trong quá trình dạy học giáo viên đã ít nhiều có thực hành đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng để thực hành nhuần nhuyễn và tập trung hướng tới phát triển năng lực còn nhiều hạn chế, nên học sinh sẽ chịu nhiều thiệt thòi và trong thời đại toàn cầu hóa như ngày nay thì học đi đôi với hành là một điều rất cần thiết, đặc biệt là trong môn lịch sử. Dạy học truyền thống chỉ mới đáp ứng được việc ghi nhớ kiến thức trong sách giáo khoa hoặc học sinh chỉ ghi nhớ sự kiện một cách máy móc nên hiệu quả không cao, học sinh khó có thể thể hiện được quan điểm, suy nghĩ hay nhận định của mình qua những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Vì thế việc áp dụng các phương pháp dạy học mới vào trong bài học là điều nên được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học, không chỉ áp dụng các phương pháp dạy học mới vào quá trình khởi động, hay hình thành kiến thức mới mà có thể áp dụng vào trong hoạt động KTBH, một trong những hoạt động cuối bài mà giáo viên cũng như học sinh ít quan tâm.

Việc thực hiện hoạt động dạy học tích cực ở phần KTBH cũng không kém phần quan trọng trong một giờ học, mà thậm chí ở phần hoạt động này khi bài học đã kết thúc, mọi vấn đề đã được thông qua trong bài học thì học sinh có thể nhìn được một cách khái quát nhất của vấn đề, hay có những cái nhìn, đánh giá khách quan hơn qua nhiều kênh thông tin đã được tiếp cận, để giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn.

Thông qua việc tiếp cận bài học lịch sử, hiểu biết về quá khứ mà học sinh rút ra được những quy luật phát triển của lịch sử loài người, để từ đó rèn cho học sinh những kĩ năng phân tích, phán đoán hướng giải quyết vấn đề. 

Vì những lí do trên cho nên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” Tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm tôi đã đúc rút được trong quá trình dạy học ở trường THPT nơi tôi đang công tác để thực hiện đề tài, với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và biện pháp mới trong tổ chức dạy học để phát huy những năng lực tích cực cho học sinh trong phần KTBH. Thông qua đề tài, tôi mong muốn nhận được sự góp ý của đồng nghiệp có thêm những đề xuất, những biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn trong việc thực hiện đề tài.

1.2: Tính mới của đề tài.

          Đề tài “Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” không chỉ được sử dụng trong môn Lịch sử mà được sử dụng và tiến hành ở nhiều môn học như Toán, Lý, Hóa, Văn, Địa, Giáo dục công dân... Nhưng sử dụng một số biện pháp mới để kết thúc bài học ở môn Lịch sử là một đề tài còn mới, nên tôi mạnh dạn sử dụng một số biện pháp tích cực để kết thúc bài học trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông trong đó nhằm hướng tới hoạt động của học sinh, thông qua các hoạt động để phát triển năng lực, tư duy sáng tạo, tìm tòi và mở rộng kiến thức của người học.

  Vì vậy, đề tài “Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” có tính mới. Những kinh nghiệm đúc rút trong thực tiễn dạy học có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường trung học phổ thông.

docx 77 trang Lệ Chi 22/12/2023 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KẾT THÚC BÀI HỌC THEO HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT
MÔN: LỊCH SỬ
MÔN: LỊCH SỬ
 Người thực hiện: Hồ Thị Hiền
 Tổ	: Xã hội
 SĐT cá nhân	: 0986.311.001
 Năm học: 2019 -2020
MỤC LỤC
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm	40
3.1.1. Mục đích thực nghiệm	40
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm	40
3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm	40
3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm	40
3.2.2. Chọn nội dung thực nghiệm	40
3.2.3 Tiến hành thực nghiệm	40
3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm	41
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	44
1. Kết luận chung	44
2. Khuyến nghị	45
Tài liệu tham khảo	46
Phụ Lục	1
Phần I: Đặt vấn đề
1.1. Lí do chọn đề tài
Một trong những yêu cầu của tiết học thành công là phải có hoạt động KTBH, muốn có một hoạt động KTBH ấn tượng, có dấu ấn thì giáo viên phải có những hoạt động đổi mới tích cực cuối giờ học nhằm hướng tới học sinh. Hoạt...tâm tư nguyện vọng của mình, đặc biệt là mở ra những hướng tiếp cận nội dung bài học khác nhau cũng như có cái nhìn khách quan về những sự kiện, nhân vật lịch sử, tránh cái nhìn một chiều và thụ động. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. 
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Để đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình giáo dục đã đề ra những năng lực cốt lõi trong giáo dục cần hướng đến cho người học là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất kể cả năng lực tư duy phản biện... là cơ sở để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của người học.
Và hoạt động KTBH cũng có thể tổ chức để hướng người học đạt được những năng lực trên, là cơ sở, biện pháp để phát triển toàn diện về các kỹ năng cho con người, chuẩn bị cho con người những hành trang tốt nhất phục vụ trong cuộc sống tương lai: Học để biết, học để thực hành, “học đi đôi với hành” để cùng chung sống, giải quyết những vấn đề khó kh...ong quá trình dạy học ở trường THPT nơi tôi đang công tác để thực hiện đề tài, với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và biện pháp mới trong tổ chức dạy học để phát huy những năng lực tích cực cho học sinh trong phần KTBH. Thông qua đề tài, tôi mong muốn nhận được sự góp ý của đồng nghiệp có thêm những đề xuất, những biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn trong việc thực hiện đề tài.
1.2: Tính mới của đề tài.
	Đề tài “Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” không chỉ được sử dụng trong môn Lịch sử mà được sử dụng và tiến hành ở nhiều môn học như Toán, Lý, Hóa, Văn, Địa, Giáo dục công dân... Nhưng sử dụng một số biện pháp mới để kết thúc bài học ở môn Lịch sử là một đề tài còn mới, nên tôi mạnh dạn sử dụng một số biện pháp tích cực để kết thúc bài học trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông trong đó nhằm hướng tới hoạt động của học sinh, thông qua các hoạt động để phát triển năng lực, tư duy sáng tạo, tìm tòi và mở rộng kiến thức của người học.
	Vì vậy, đề tài “Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” có tính mới. Những kinh nghiệm đúc rút trong thực tiễn dạy học có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài
1.3.1 Đối tượng, phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các đối tượng là học sinh các khối 10,11,12 tại trường tôi đang công tác. Để những biện pháp trong đề tài có thể ứng dụng phổ biến cho các trường THPT, tác giả chủ yếu tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở các lớp học ban cơ bản. 
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành các biện pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực cho học sinh trong chương trình lịch sử lớp 10, 11, 12 ban cơ bản.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi tiến hành tiếp cận các nguồn tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học tích cực, tài liệ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ket_thuc_bai_hoc_theo.docx