Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 169 (Có đáp án)

Câu 1: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử 
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? 
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. 
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. 
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. 
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. 
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? 
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. 
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. 
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. 
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. 
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 
Câu 3: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. 
B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. 
C. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào. 
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực. 
Câu 4: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. 
Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, 
phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. 
B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. 
C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. 
D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. 
Câu 5: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần 
kiểu gen của quần thể. 
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. 
C. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không 
xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. 
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của 
các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
pdf 7 trang Bảo Giang 03/04/2023 11660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 169 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 169 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 169 (Có đáp án)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 7 trang) 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 
Môn: SINH HỌC; Khối B 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
 Mã đề thi 169 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................ 
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. 
Câu 1: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử 
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? 
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. 
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. 
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. 
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. 
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? 
(1) Nhiễm sắc thể giới t...trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có 
hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn 
về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 
A. 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng. 
B. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. 
C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng : 2 cây thân thấp, hoa trắng. 
D. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng : 1 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng. 
Trang 1/7 – Mã đề 169 
Câu 7: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là 
A. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu. 
B. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu. 
C. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 
D. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen. 
Câu 8: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn 
của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn 
rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là 
thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ 
lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: 
A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn 
gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. 
B. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng 
nhau hoàn toàn. 
C. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. 
D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. 
Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là 
A. đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 
...cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây 
thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 
A. 20%. B. 5%. C. 25%. D. 12,5%. 
Câu 14: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào 
sau đây? 
(1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải. 
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. 
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. 
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. 
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. 
A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4). 
Trang 2/7 – Mã đề 169 
Câu 15: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể 
như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu 
gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng 
này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục 
nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả của thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết 
luận đúng trong các kết luận sau đây? 
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy 
định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. 
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút 
của cơ thể lông có màu đen. 
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin. 
(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở 
vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. 
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 
Câu 16: Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy 
định thực quản bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản 
hẹp sau khi sinh ra bị chết yểu

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_nam_2014_mon_sinh_hoc_khoi_b_ma_de.pdf
  • pdfSINH_DH_B_CT_14_DA.pdf