Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 425 (Có đáp án)

Câu 1: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh và bò sát phát sinh ở kỉ 
A. Ocđôvic. B. Cacbon. C. Pecmi. D. Krêta. 
Câu 2: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên 
A. ADN pôlimeraza. B. hoocmôn insulin. C. ARN pôlimeraza. D. gen. 
Câu 3: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình 
tự đúng là 
A. Đồng rêu →  rừng lá rụng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới. 
B. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới → rừng lá rụng ôn đới. 
C. Rừng lá kim phương Bắc → đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. 
D. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. 
Câu 4: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do 
A. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau. 
B. trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng. 
C. trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng. 
D. trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép. 
Câu 5: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài 
Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị 
đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong 
các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này? 
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu. 
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể 
tương đồng. 
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính. 
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 6: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp 
nhiễm sắc thể giới tính XY? 
A. Hổ, báo, mèo rừng. B. Gà, chim bồ câu, bướm. 
C. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. D. Trâu, bò, hươu.
pdf 6 trang Bảo Giang 04/04/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 425 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 425 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 425 (Có đáp án)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 6 trang) 
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2014 
Môn: SINH HỌC; Khối B 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
 Mã đề thi 425 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................ 
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. 
Câu 1: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh và bò sát phát sinh ở kỉ 
A. Ocđôvic. B. Cacbon. C. Pecmi. D. Krêta. 
Câu 2: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên 
A. ADN pôlimeraza. B. hoocmôn insulin. C. ARN pôlimeraza. D. gen. 
Câu 3: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình 
tự đúng là 
A. Đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới. 
B. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới → rừng lá rụng ôn đới...ết rằng không phát sinh đột biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần 
thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên? 
A. 36. B. 21. C. 18. D. 42. 
Trang 1/6 – Mã đề 425 
Trang 2/6 – Mã đề 425 
Câu 9: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến? 
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc. 
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám. 
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày. 
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của 
môi trường đất. 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 10: Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây ở người do sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh 
không kiểm soát được của một số loại tế bào? 
A. Bệnh ung thư. B. Hội chứng Đao. 
C. Bệnh hồng cầu hình liềm. D. Hội chứng Tớcnơ. 
Câu 11: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa 
trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây 
thân thấp, hoa đỏ thu được đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 2%. Biết rằng không xảy ra đột 
biến, theo lí thuyết, ở đời con, số cây dị hợp tử về cả hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ 
A. 50%. B. 5%. C. 10%. D. 25%. 
Câu 12: Cho lưới thức ăn của một ao nuôi như sau: 
Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá măng là 
các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng? 
A. Cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. 
B. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ cạnh tranh. 
C. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao. 
D. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm sự phát triển của các loài thực vật nổi. 
Câu 13: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy 
định cánh dài trội hoàn toàn so với...ó cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa 
trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li 
theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là 
A. AaBb × aabb. B. Aabb × aaBb. C. AABb × aaBb. D. AaBB × Aabb. 
Câu 18: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. 
Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình? 
(1) AaBb × aabb. (2) AaBb × AABb. (3) AB
ab
× AB
ab
. (4) Ab
ab
× aB
ab
. 
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 
Câu 19: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là 
A. quần thể sinh vật. B. cá thể sinh vật. C. loài sinh học. D. tế bào. 
Câu 20: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá. 
B. Di - nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể. 
C. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. 
D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể. 
Câu 21: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm. 
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. 
C. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể. 
D. Thành phần hoá học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin. 
Câu 22: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp. 
B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn. 
C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. 
D. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn. 
Câu 23: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_cao_dang_nam_2014_mon_sinh_hoc_khoi_b_ma_d.pdf
  • pdfSINH_CD_D_CT_14_DA.pdf