Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp lồng ghép giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường môn Sinh học ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú

 

1. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề.

          Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các sản phẩm thiết thực phục vụ lợi ích của con người đã được tạo ra, con người đã được đưa lên những tầng cao mới. Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá thẩm mỹ,… Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi dự trữ các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất, là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên.

          Nhưng thực trạng môi trường đang bị suy thoái trầm trọng lại là vấn đề xã hội toàn cầu quan tâm. Để hạn chế suy thoái tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái cho thế hệ mai sau và duy trì sự tồn vong của trái đất, con người đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn bằng những hành động hiệu quả như thực hiện “ Mục tiêu thiên niên kỉ”, hành động cho các điểm nóng “ hotspot” về đa dạng sinh học….

          Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Những hình ảnh, những thước phim về Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự biến đổi về khí hậu - được gửi tới hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu ở Copenhagen, sẽ khiến thế giới không khỏi giật mình. Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu diễn tại Copenhagen (Đan Mạch) nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa các nước để cùng hành động nhằm đối phó với biến đổi khí hậu - thảm hoạ đang đe doạ tương lai của Trái đất. Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu nhận định: Nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 0,740C và sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là do hoạt động thải khí nhà kính của con người trong sản xuất năng lượng, khai phá rừng….,viễn cảnh tương lai về những cuộc chiến tranh giành tài nguyên ngày càng dễ dàng xảy ra. Ngay cả những cuộc xung đột sắc tộc hay văn hoá đều có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa về nguồn tài nguyên nước, dầu mỏ…. những gia sản vốn chỉ hữu hạn.

          Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 35000 km và cuộc sống người dân gắn liền với nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch biển. Và thật đáng ngại, Việt Nam luôn nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu….

doc 58 trang Bảo Giang 30/03/2023 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp lồng ghép giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường môn Sinh học ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp lồng ghép giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường môn Sinh học ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp lồng ghép giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường môn Sinh học ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú
1. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề.
 	Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các sản phẩm thiết thực phục vụ lợi ích của con người đã được tạo ra, con người đã được đưa lên những tầng cao mới. Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá thẩm mỹ, Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi dự trữ các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất, là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên.
 	Nhưng thực trạng môi trường đang bị suy thoái trầm trọng lại là vấn đề xã hội toàn cầu quan tâm. Để hạn chế suy thoái tài nguyên thiê...môi trường.
 	Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003 QĐ- TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng chính phủ về việc bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Hoạt động bảo vệ môi trường được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Giáo dục là một trong những ngành mũi nhọn của công tác này.
 	Cụ thể hoá và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền. 
 	Cùng với sự đổi mới giáo dục, nâng cao hiệu quả giáo dục, các hình thức giáo dục phát huy tính tích cực của học sinh. Đây là một trong những hành động tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trường của ngành nhằm tạo ra những con người có ý thức cao trong cuộc chiến bảo vệ môi trường.
Khái niệm “Môi trường” bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật ( Điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2005). Môi trường của con người được hiểu bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ngoài ra còn phân biệt khái niệm môi ... học khác. Chính vì vậy, cách tiếp cận tích hợp giáo dục môi trường là mang tính tất yếu, đồng thời thể hiện được tính đặc trưng của giáo dục môi trường. Hơn nữa, tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn học sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục bởi đối với mỗi bộ môn, dạy một nhưng trúng hai đích. Tuy nhiên, cần phải hiểu tích hợp giáo dục môi trường không phải là phép cộng các nội dung giáo dục môi trường vào nội dung các môn học mà dựa trên mối quan hệ, qua lại chặt chẽ giữa giáo dục môi trường để tạo cách nhìn bao quát hơn về môi trường. Ở trường học, nếu mỗi môn học có liên quan đến môi trường đều thực hiện tích hợp giáo dục môi trường , học sinh sẽ có nhiều khả năng hơn để nhìn thấy môi trường trong một bức tranh tổng thể. Điều này rất quan trọng trong việc nhìn nhận các vấn đề về môi trường, bởi để tìm ra nguyên nhân một vấn đề môi trường cụ thể không thể chỉ xem xét một số yếu tố đơn lẻ.
 	Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu giáo viên, cán bộ quản lí và các cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về môi trường, kỹ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích hung hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa, 37.509 trường học cùng các cơ sở Giáo dục và Đào tạo cũng là những trung tâm văn hoá của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
 	Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, với gần 18 triệu học sinh chiếm hơn 20% dân số, và gần 80% tổng số học sinh, sinh viên toàn quốc, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến 18 triệu học sinh phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số trẻ - chủ nhân tương lai củ

File đính kèm:

  • docsang_kien_2012_2013.doc
  • docBIA SKKN.doc.doc
  • docLời cam đoan.doc
  • docLời cảm ơn.doc