Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 10 Năm 2019 - Trường THPT Diễn Châu 5 (Có đáp án)

Câu 1.Xác địnhphương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.( 0,5điểm)

Câu 2. Theo nội dung văn bản, vì saoSư Tử ăn thịt Lừa?( 0,5điểm)

Câu 3.Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên.( 1,0 điểm)

Câu 4.Bài học sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ văn bản trên?( 2,0 điểm)

docx 5 trang Lệ Chi 23/12/2023 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 10 Năm 2019 - Trường THPT Diễn Châu 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 10 Năm 2019 - Trường THPT Diễn Châu 5 (Có đáp án)

Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 10 Năm 2019 - Trường THPT Diễn Châu 5 (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2018- 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 10
 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
	Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Một con Sư Tử, một con Lừa, và một con Cáo cùng nhau đi săn, và bắt được rất nhiều con mồi. Lừa được phân công chia phần. Nó phân chia hết sức công bằng, cho mỗi con một phần bằng nhau.
Cáo rất hài lòng với phần của mình, nhưng Sư Tử thì nổi điên lên khi thấy Lừa chia như vậy, và chỉ với một cú tát, nó đã thêm Lừa vào cái đống chiến lợi phẩm của chúng.
Rồi nó quay ra bảo Cáo chia.
“Mày chia đi,” nó gầm lên giận dữ.
Cáo không dám phí thêm thời gian nữa để mà tranh luận. Nó nhanh chóng gom hết ba đống mồi lại thành một đống. Rồi từ đó, nó chỉ lấy ra một phần rất nhỏ cho nó, chỉ là những miếng chẳng ngon lành gì như sừng và móng của một con dê rừng, mẩu đuôi của một con bò.
Sư Tử bây giờ đã trở lại hoàn toàn với cái tính khôi... hơn)
Câu 3. Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên.( 1,0 điểm)
H/s có thể có cách đặt tên văn bản khác nhau, miễn là phù hợp nội dung câu chuyện.
Có thể là Sư Tử, Lừa và Cáo/ hoặc Học khôn qua sự thất bại của người khác
Câu 4. Bài học sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ văn bản trên?( 2,0 điểm)
H/scó thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng rút ra Bài học quý từ câu chuyện ngụ ngôn Ê dốp: Chúng ta học hỏi sự khôn ngoan qua việc chứng kiến sự rủi ro của người khác.
II. LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm)
1. Yêu cầu kỹ năng:
- Đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩ của câu chuyện trên.
- Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, cú pháp.
2. Yêu cầu kiến thức
Do tính chất mở của đề bài, học sinh có thể trình bày cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
Giới thiệu vấn đề nghị luận.: 0,5 điểm
Ý nghĩa của câu chuyện: “ Biển hồ Galilê và Biển Chết” là những hình ảnh ẩn dụ về cách sống cũng như những hành vi ứng xử của con người với con người trong cuộc sống: sự chia sẻ, vấn đề cho và nhận...( 1 điểm)
Bàn luận: Trong cuộc đời, người ta phải biết biến những thứ trong tay mình thành những thứ hữu ích cho chính bản thân, biết sẻ chia, đồng thời cũng mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người xung quanh thì sự sống ấy mới có ý nghĩa. Nếu chỉ biết giữ riêng cho mình thì sự sống ấy sẽ nghèo nàn và vô nghĩa biết bao( 2 điểm)
Ý kiến của bản thân:( 2 điểm)
Xác định thái độ, lý tưởng sống tích cực; biết sẻ chia, yêu thương, biết làm cho hạnh phúc và niềm vui của mình lan toả đến mọi người xung quanh; đồng thời phê phán, không chấp nhận lối sống ích kỷ, cá nhân... sẽ chỉ làm cho con người “chết mòn” đi.
Kết thúc vấn đề: K/đ, đánh giá vấn đề (0, 5điểm)
Câu 2 (10,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học
- Bài viết có văn phong sáng rõ, bố cục rõ ràng, lập luận và dẫn chứng thuyết phục; diễn đ... xí lấy được vợ hiền và lột xác thành chàng trai khôi ngô, Thạch Sanh côi cút thành phò mã).
+ Con người được sống tự do, phóng khoáng, giải phóng mình khỏi lớp người bị hắt hủi, bóc lột (Chử Đồng Tử, Sọ Dừa)
- Khát khao, ước mơ về tự do, hạnh phúc là một cách phủ nhận, phản kháng thực tại để hướng về chân, thiện, mĩ, hướng về thế giới đẹp đẽ hơn.
3. Mở rộng (2,0 điểm)
- Với giá trị nhân văn sâu sắc, truyện cổ tích làm phong phú nhận thức của con người, nâng cao đời sống tinh thần, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con người ngày càng tốt đẹp hơn.
- Giá trị nhân văn trong truyện cổ tích là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa nhân văn của nền văn học viết sau này.
Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hsg_cap_truong_mon_ngu_van_10_nam_2019_truong_thpt_di.docx