SKKN Phát triển năng lực cho HS bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”

Chính những quan điểm, định hướng nêu trên đã tạo điều kiện tiền đề, cơ 
sở, môi trường pháp lý đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của 
việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy 
học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng. Thế 
nhưng, hiện nay việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực còn gặp 
nhiều bất cập, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, phần lớn học 
sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và năng lực 
vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống mà thực tiễn cuộc sống đặt 
ra còn hạn chế.  
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng, tập 
trung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn 
luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương 
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học 
tích cực phần lớn năng lực của học sinh được hình thành và phát triển thông qua 
việc tổ chức các hoạt động học tập, trong những hoạt động đó hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo (HĐTNST) đóng một vai trò hết sức quan trọng và đem lại 
hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 
Trong chương trình giáo dục phổ thông, có thể nói Ngữ văn là môn có rất 
nhiều lợi thế, cơ hội để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát 
triển năng lực cho học sinh. Việc phát triển năng lực cho học sinh bằng các 
HĐTNST qua môn Ngữ văn ở trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh 
Nghệ An nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung đã được chú trọng thực hiện, tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và hiệu quả đạt được chưa 
cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu đa dạng mà thực tiễn đặt ra. 
Nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học 
và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực 
người học của chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian sắp tới, đồng 
thời rèn luyện cho bản thân cách thức, phương pháp tổ chức các HĐTNST, tôi 
đã mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ 
chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An 
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản” làm đề 
tài sáng kiến kinh nghiệm.
pdf 50 trang Lệ Chi 22/12/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực cho HS bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực cho HS bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”

SKKN Phát triển năng lực cho HS bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 
BẰNG CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG 
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA VĂN BẢN 
“TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY” 
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ 
_____________________________________________________________ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 
BẰNG CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG 
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA VĂN BẢN 
“TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY” 
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN 
Người thực hiện: DƯƠNG THỊ THAO 
Tổ bộ môn: Ngữ văn - Ngoại ngữ 
Thời gian thực hiện: Năm học 2019 - 2020 
Số điện thoại: 0976.063.182 
Năm học 2019 - 2020 
MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................... 12 
2.1. Những đặc điểm của văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - 
Trọng Thủy” .................................................................................................... 12 
2.2. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức để phát triển 
năng lực cho học sinh qua văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị 
Châu - Trọng Thủy” ...................................................................................... 12 
2.2.1. Hoạt động trải nghiệm tổ chức trò chơi ............................................... 13 
2.2.2. Hoạt động tham quan ........................................................................... 13 
2.2.3. Hoạt động trải nghiệm làm biên tập viên ............................................ 13 
2.2.4. Hoạt động trải nghiệm thiết kế và trình bày nội dung trên phần 
mềm power point ........................................................................................... 14 
2.2.5. Hoạt động trải nghiệm làm phóng viên ............................................... 15 
2.2.6. Hoạt động trải nghiệm đóng vai .......................................................... 16 
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................... 17 
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 17 
3.2. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................. 17 
3.3. Phương pháp thực hiện ........................................................................... 17 
3.4. Thiết kế giáo án có tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm 
phát triển năng lực cho học sinh .................................................................... 17 
3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 28 
3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm ................................................................ 28 
PHẦN III. KẾT LUẬN .......................rung học phổ thông 
5 TNST Trải nghiệm sáng tạo 
 1 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh được xác định là một trong 
những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện 
nay của đất nước ta. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về 
việc tập trung phát triển năng lực cho học sinh trong chương trình giáo dục nói 
chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc 
biệt là các văn bản sau đây: 
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo 
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: 
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện 
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự 
học của người học”. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố 
cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng 
lực của người học”. 
Chính những quan điểm, định hướng nêu trên đã tạo điều kiện tiền đề, cơ 
sở, môi trường pháp lý đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của 
việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy 
học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng. Thế 
nhưng, hiện nay việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực còn gặp 
nhiều bất cập, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, phần lớn học 
sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và năng lực 
vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống mà thực tiễn cuộc sống đặt 
ra còn hạn chế. 
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng, tập 
trung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn 
luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương 
pháp, kĩ thuật dạy học tíc

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_cho_hs_bang_cach_to_chuc_mot_so_hoa.pdf