Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 12 cơ bản năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
PHẦN IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
1. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu 1. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học.
B. tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học.
C. tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học.
D. tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học.
Câu 2. Quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái đất có thể chia thành các giai đoạn:
A. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
B. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.
C. tiến hoá tiền sinh hoc, tiến hoá sinh học.
D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.
Câu 3. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành
các đại theo thời gian từ trước đên nay là
A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.
C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
Câu 4. Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là
A. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic
B. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic
C. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic
D. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi
Câu 5. Ý nghĩa của hoá thạch là
A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 6. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. CLTN đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Mọc dưới bóng của cây khác.
C. Lá nằm ngang. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.
Câu 2. Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 12 cơ bản năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
1/11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ: HÓA – SINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC. 2020 – 2021 MÔN: SINH HỌC 12 PHẦN I. ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ SỐ LƯỢNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức NB TH 1 1. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất Nguồn gốc sự sống; Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người. 1 1 2 2. Cá thể và quần thể sinh vật 2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái 1 2.2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1 1 2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 2 1 3 3. QX sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của QX 3.1. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã; Diễn thế sinh thái 5 4 4 4. Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường 4.1. Hệ sinh thái 1 1 4.2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái 1 2 4.3. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển 2 1 4.4. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái ... nội dung của quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về kích thước các bộ phân tai, đuôi, chi của cơ thể (quy tắc Anlen). - Nhận ra được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. - Nhận ra được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn. 2.2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm quần thể về mặt sinh thái họC. - Tái hiện được khái niệm về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. - Nhận ra được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh) và nhớ lại được ý nghĩa của các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Thông hiểu: - Xác định được tập hợp nào là một quần thể sinh vật và tập hợp nào không phải là một quần thể. - Phân biệt được mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. - Xác định được mối quan hệ trong quần thể thông qua các ví dụ cụ thể. - Hiểu được bản chất của các mối quan hệ trong quần thể. 2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Nhận biết: - Nhận ra các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. - Nhớ được định nghĩa về mật độ, tỉ lệ giới tính, kích thước quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối đA. - Tái hiện được các khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, biến động theo chu kì, biến động không theo chu kì. - Tái hiện được khái niệm tỉ lệ giới tính và nhận ra được ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến quần thể. - Nhớ lại được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể; Nhận ra được ý nghĩa sinh thái của mỗi kiểu phân bố. - Tái hiện được khái niệm mật độ cá thể của quần thể; Nhận ra được ảnh hưởng của mật độ cá thể đến quần thể. - Tái hiện được các khái niệm: tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể; Nhận ra được các loại tháp tuổi và tái hiện được ảnh hưởng cuả cấu trúc tuổi tới quần thể. - Tái hiện được các khái niệm: kích thước quần t...ong quần xã. - Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng trong quần xã. - Phân biệt được nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái. - Phân tích được một số hoạt động khai thác tài nguyên của con người gây ra diễn thế sinh thái. - Trình bày được thứ tự diễn ra diễn thế nguyên sinh và thứ sinh. (Giai đoạn đầu – Giai đoạn giữa – Giai đoạn cuối). - Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh (Khác nhau cụ thể ở giai đoạn tiên phong và giai đoạn đỉnh cực). - Hiểu các ví dụ về diễn thế nguyên sinh và thứ sinh trong SGK. - Phân tích được ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái. - Phát hiện được ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học và lấy được ví dụ minh họA. - Phân biệt được các nguyên nhân cụ thể bên ngoài và bên trong. 4/11 Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá 4.1. Hệ sinh thái Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm về diễn thế sinh thái. - Nhận ra được các thành cấu trúc của hệ sinh thái. + Thành phần vô sinh: vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ, yếu tố khí hậu. + Thành phần hữu sinh: 3 nhóm sinh vật (Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải). - Nhận ra được các kiểu hệ sinh thái. + Hệ sinh thái tự nhiên: HST trên cạn, HST dưới nước; HST nước mặn, nước ngọt ...). + Hệ sinh thái nhân tạo Thông hiểu: - Phân biệt được vai trò của các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. - Phân biệt được hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. - Lấy được các ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. 4.2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm về chuỗi và lưới thức ăn. - Nhận ra được các các bậc dinh dưỡng trong một chuỗi thức ăn. - Nhận ra được các kiểu tháp sinh thái. Thông hiểu: - Phân biệt được vai trò của các bậc dinh dưỡng. - Xác định được các mắt xích chung trong 1 lưới thức ăn. - Phân biệt được các loại chuỗi thức
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_co_ban_nam_202.pdf