SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT

Dạy học lịch sử ở trường THPT không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, mà còn phát triển năng lực và phẩm chất cho các em. Trên cơ sở đó, các em sẽ được phát triển một cách toàn diện. Song muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đó cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tư duy của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành và lòng say mê, ý chí vươn lên trong học tập. 

Nhưng trên thực tế hiện nay, phần lớn các GV dạy lịch sử ở các trường THPT chỉ chú ý truyền thụ kiến thức lịch sử, ít quan tâm đến nhu cầu tìm hiểu, khám phá lịch sử của học sinh nên không tạo được hứng thú học tập lịch sử cho các em. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không quan tâm học lịch sử, tâm lý nhàm chán, đối phó trong học lịch sử. Hậu quả là phần lớn học sinh không nắm được kiến thức lịch sử cơ bản, mơ hồ về sự kiện, nhầm lẫn kiến thức, điều này thể hiện rõ trong kết quả các kì thi THPT quốc gia những năm gần đây.

Vậy, vấn đề đặt ra là làm sao khôi phục được bức tranh lịch sử sinh động trước mắt các em, làm thế nào để học sinh có hứng thú, ấn tượng sâu sắc về bài học lịch sử? Đây là một câu hỏi lớn cho nghành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy lịch sử. Bản thân tôi cũng rất trăn trở trong việc tìm ra những phương pháp dạy học tích cực. Thông qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy dạy học theo chủ đề ở các trường THPT có vai trò và ý nghĩa to lớn, là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, đồng thời góp phần phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Bởi vì, dạy học theo chủ đề là một mô hình mới với sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc xây dựng và dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất chưa phổ biến. 

          Các chủ đề được xây dựng trong thời gian vừa qua chủ yếu là theo các chương/bài được xây dựng trong SGK, nội dung kiến thức còn dàn trải mà chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể xuyên suốt một giai đoạn lịch sử hoặc một nhân vật lịch sử nên về cơ bản không có cái “mới”, cái “khác” trong chủ đề so với nội dung bài học sách giáo khoa nên chưa kích thích được sự tò mò, hấp dẫn và khả năng tổng hợp của HS. 

Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xác định sẽ dạy theo chủ đề và chuyên đề. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đều hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Vì vây, việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề là cần thiết, góp phần đổi mới đổi mới phương pháp dạy học theo đinh hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

       Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi nhận thấy nếu tổng hợp được kiến thức của từng chương/bài lại và đi sâu vào một lĩnh vực của các chương/bài, mổ xẻ nó thì HS sẽ hứng thú học hơn và phát triển được các năng lực, phẩm chất chung cũng như NL, PC riêng của bộ môn. 

       Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông làm đối tượng nghiên cứu. Hi vọng công trình nghiên cứu này, sẽ góp phần giúp học sinh hứng thú và hiểu biết sâu sắc về lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng, về lịch sử thế giới nói chung. Qua đó phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS.

docx 92 trang Lệ Chi 22/12/2023 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT

SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỘT – ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Điểm mới. đóng góp của sáng kiến
2
PHẦN HAI – NỘI DUNG
3
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn trong dạy học lịch sử theo chủ đề nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở trường THPT
3
1.1.Cơ sở lí luận
3
1.2. Cơ sở thực tiễn
4
1.3. Giải pháp
6
Chương 2: Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở trường THPT
8
2.1. Nội dung chủ đề
8
2.2. Xác định mục tiêu chủ đề
20
2.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
22
2.4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức năng lực, phẩm chất...
22
2.5. Biên soạn câu hỏi / bài tập theo đinh hướng phát triển năng lực, phẩm chất
25
2.6. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề
40
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về việc xây dựng, tổ chức dạy học chủ đề các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở trường THPT 
59
3.1. Đối tượng thực ng... trong việc tìm ra những phương pháp dạy học tích cực. Thông qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy dạy học theo chủ đề ở các trường THPT có vai trò và ý nghĩa to lớn, là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, đồng thời góp phần phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Bởi vì, dạy học theo chủ đề là một mô hình mới với sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc xây dựng và dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất chưa phổ biến. 
	Các chủ đề được xây dựng trong thời gian vừa qua chủ yếu là theo các chương/bài được xây dựng trong SGK, nội dung kiến thức còn dàn trải mà chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể xuyên suốt một giai đoạn lịch sử hoặc một nhân vật lịch sử nên về cơ bản không có cái “mới”, cái “khác” trong chủ đề so với nội dung bài học sách giáo khoa nên chưa kích thích được sự tò mò, hấp dẫn và khả năng tổng hợp của HS. 
Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xác định sẽ dạy theo chủ đề và chuyên đề. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đều hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Vì vây, việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề là cần thiết, góp phần đổi mới đổi mới...à học.
PHẦN II:NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Dạy học theo chủ đề là một xu hướng dạy học có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp học sinh có đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Nhận thức rõ điều này ở nước ta, Bộ GD&ĐT đã tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng các chủ đề vào quá trình giảng dạy. Cụ thể:
- Ngày 25/6/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 791/HD-BGDĐT về việc Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. Việc xây dựng các chủ đề liên môn là một trong số các hoạt động theo yêu cầu của công văn.
- Ngày 8/10/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Công văn chính là cơ sở quan trọng nhất cho việc thiết kế và tổ chức các chủ đề và chuyên đề trong DHLS ở trường phổ thông 
-Ngày 03/10/2017, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm 2017-2018. 
-Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Đối với môn Lịch sử, việc dạy học theo các chủ đề và chuyên đề được chính thức xác nhận và sẽ triển khai trong tương lai.
- Ngày 20/03/2019, Bộ GD&ĐTban hành Công văn số 1106/BGDĐT_GDTrH. Công văn quy định rõ: căn cứ vào đặc điểm từng vùng miền, các địa phương nghiên cứu, lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn theo chủ đề và hướng dẫn các nhà trường tổ chức thực hiện
	 Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_day_hoc_chu_de_cac_nuoc_tu_ban_chu_nghia_giai_d.docx