SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học Lịch sử trong chương trình THPT

 Nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào về những trang sử hào hùng, vẻ vang của những chiến công hiển hách, những truyền thống lao động sản xuất cần cù chịu khó, sáng tạo, những giá trị văn hóa tốt đẹp, những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử lâu đời. Tất cả những yếu tố đó kết thành những giá trị lịch sử mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta mới có được. Trong dòng chảy lịch sử ấy có sự kết tinh giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.

Vai trò và mối quan hệ của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc là đặc biệt quan trọng,  giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ không thể tách rời, lịch sử địa phương chính là một bộ phận kết thành lịch sử dân tộc nên những vấn đề lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể sinh động minh họa cho lịch sử dân tộc.

 Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển bộ môn, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kính trọng và biết ơn sâu sắc những công lao của cha ông và từ đó biết gìn giữ phát huy những thành tựu của lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Trong đó việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu, khám phá những công trình lịch sử - văn hóa ngay xung quynh các em. Từ đó giúp các em biết quý trọng, gìn giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử - văn hóa mà cha ông ta đã tạo dựng nên.

          Tuy nhiên về thực trạng việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế. Giáo viên có dạy chương trình lịch sử địa phương theo tài liệu nội bộ đã hiện hành nhưng chủ yếu còn sơ lược, bó hẹp, chưa chịu khó sưu tầm tài liệu, chưa mở rộng và lồng ghép, liên hệ những tư liệu lịch sử tại địa phương gần nhất – nơi các em đang sinh sống và học tập, chính vì thế  nên học sinh rất lúng túng, mơ hồ khi giáo viên hỏi đến những vấn đề liên quan đến lịch sử địa phương như tên đất, tên người, các địa danh, các di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương

Xuất phát từ những những trăn trở trong quá trình giảng dạy và những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “ Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.

docx 60 trang Lệ Chi 22/12/2023 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học Lịch sử trong chương trình THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học Lịch sử trong chương trình THPT

SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học Lịch sử trong chương trình THPT
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3
*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn: Lịch sử
Tác giả: Bùi Thị Lanh
Tổ: Xã hội
Số điện thoại: 036.336.0125
 Anh Sơn, tháng 3 năm 2020
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN
*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn: Lịch Sử
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
3. Phạm vi nghiên cứu
2
4. Đối tượng nghiên cứu
2
PHẦN II. NỘI DUNG
3
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
1.Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương
3
1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương
3
1.2. Vai trò sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
3
2.3. Các nguồn tư liệu
4
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
5
1. Thực trạng việc khai thác và sử ...hương đối với lịch sử dân tộc là đặc biệt quan trọng, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ không thể tách rời, lịch sử địa phương chính là một bộ phận kết thành lịch sử dân tộc nên những vấn đề lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể sinh động minh họa cho lịch sử dân tộc.
 Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển bộ môn, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kính trọng và biết ơn sâu sắc những công lao của cha ông và từ đó biết gìn giữ phát huy những thành tựu của lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Trong đó việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu, khám phá những công trình lịch sử - văn hóa ngay xung quynh các em. Từ đó giúp các em biết quý trọng, gìn giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử - văn hóa mà cha ông ta đã tạo dựng nên.
	Tuy nhiên về thực trạng việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế. Giáo viên có dạy chương trình lịch sử địa phương theo tài liệu nội bộ đã hiện hành nhưng chủ yếu còn sơ lược, bó hẹp, chưa chịu khó sưu tầm tài liệu, chưa mở rộng và lồng ghép, liên hệ những tư liệu lịch sử tại địa phương gần nhất – nơi các em đang sinh sống và học tập, chính vì thế nên học sinh rất lúng túng, mơ hồ khi giáo viên hỏi đến những vấn đề liên quan đến lịch sử địa phương như tên đất, tên người, các địa danh, các di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương
Xuất phát từ những những trăn trở trong quá trình giảng dạy và những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “ Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
- Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm:
 Đây là đề tài hoàn toàn mới trong việc khai thác và sử dụng các di tích lịch... Nghệ An qua các di tích.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng cho học sinh trường THPT Anh Sơn 3 và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện nhà.
PHẦN II. NỘI DUNG
	Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm lịch sử địa phương và vai trò của việc sử dụng di tích lịch sử địa phương trong dạy học
1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương
	Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, có mối quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện lich sử nào của dân tộc đều mang tính địa phương,vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và thời gian nhất định. Đồng thời tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là biểu hiện cụ thể, phong phú, sinh động của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong lịch sử của dân tộc.
Hiểu lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh, vùng, miền thể hiện qua nhiều lĩnh vực: Lao động sản xuất, sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, những di sản văn hóa vật chất, tinh thần. Tuy nhiên tùy vào tiến trình lịch sử của từng địa phương nó tạo dựng những giá trị, những tri thức lịch sử ở những mức độ khác nhau của từng địa phương.
	Lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, nghiên cứu và học tập lịch sử địa phương là một trong những biện pháp tích cực nhằm cụ thể hoá những kiến thức chung của lịch sử dân tộc dễ dàng hơn. Mặt khác khi được học tập và nghiên cứu những tri thức lịch sử địa phương các em sẽ hiểu sâu sắc về những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã hun đúc từ xa xưa tại chính nơi mà bản thân các em đang hàng ngày sinh sống, lao động và học tập. Từ đó giáo dục các em biết trân quý những gì cha ông đã tạo dựng nên, bồi dưỡng thêm lòng yêu quê hương, sự cố gắng trong lao động, học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.2. Vai trò của việc sử dụng tư liệu các di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
	 Tư liệu lịch sử địa phương có vai trò rất quan tr

File đính kèm:

  • docxskkn_khai_thac_va_su_dung_tu_lieu_cac_di_tich_lich_su_cua_hu.docx