Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc thúc đẩy phong trào học tập cho học sinh

I.Đặt vấn đề:

      Giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển về đạo đức, trí tuệ và các kĩ năng sống của học sinh.Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường.

II.Vai trò của GVCN:

1.GVCN là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp.

Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.

Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.

2.Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp.

-Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể.

Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.

3. Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục.

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất.

docx 5 trang Bảo Giang 29/03/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc thúc đẩy phong trào học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc thúc đẩy phong trào học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc thúc đẩy phong trào học tập cho học sinh
CHUYÊN ĐỀ
VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY PHONG TRÀO HỌC TẬP CHO HỌC SINH
I.Đặt vấn đề:
 Giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển về đạo đức, trí tuệ và các kĩ năng sống của học sinh.Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường.
II.Vai trò của GVCN:
1.GVCN là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp.
Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả c...n trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động của lớp vì vậy GVCN phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em. GVCN phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ: Mỗi em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách. Cuối tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và cô chủ nhiệm. Tiết sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổi sinh hoạt của các em, nghe các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của cô “cố vấn”.
 -Gắn các em vào các phong trào (nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động ngoài giờ lên lớp) để các em cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy được thầy cô và bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt.
 - Về quyền lợi: GVCN luôn động viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dương khen thưởng (nếu có) mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các em.
Một điều cần quan tâm là GVCN phải linh động từng nội dung công tác, phải kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm biết thời gian không đáng có để các em tập trung vào việc học là chính.
3. Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến bộ:
 Làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa của nó. Tức là các em tự quản lý: hành vi, đạo đức, tác phong, nề nếp, hoạt động của lớp khi không có giáo viên. Điều này GVCN phải tạo trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lý theo dõi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp phải được thực hiện thường xuyên. Muốn vậy, ngay từ đầu năm học GVCN cho tiến hành việc theo dõi thi đua của các tổ. Các tổ trưởng và tổ phó tự quản lý thành viên của tổ mình, phân công theo dõi trực chéo nhau giữa các tổ dưới sự giám sát của cán bộ lớp tương ứng với nội dung từng hoạt động.
Ví dụ:
Truy bài phút đầu buổi, các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài các bộ môn trong buổi hôm đó của các bạn trong tổ như thế nào. Cán sự các môn...ng, các em còn vụng dại, sợ sệt không giám nói, sinh hoạt còn mang nặng ở nhà, ăn mặc còn bẩn. GV nên gần gũi với các em, hoà mình vào tập thể lớp như: gài cúc áo, xắn tay áo, chải đầu, sửa quần áo, đeo khăn quàng, dạy múa... cho các em,tạo sự hoà đồng giữa giáo viên và học sinh, rút ngắn lại khoảng cách thầy, trò.
5. Phối hợp với BGH nhà trường:
Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía BGH.
6. Phối hợp với các giáo viên bộ môn:
 GVCN phải thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp cũng như của từng học sinh để nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp,tìm hiểu ý kiến của HS về từng môn học và thông báo với GV bộ môn,VD như cô nói nhỏ quá, giảng có nhanh ko
7. Thay đổi cách cư xử trong lớp học:
 Thay đổi cách cư xử là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy HS có thái độ và hành vi đúng.
 GV cần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. GV không nên cầu toàn, đặt quá nhiều kì vọng vào HS, không nên yêu cầu quá cao ở học trò. GV cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ của trường. Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân trong lớp học. GV cần tuyên dương HS có tiến bộ trong mỗi tuần. 
 GV nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Hãy để HS cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô dành cho các em.
Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của GV trên lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trò. GV sẽ không thuyết phục được HS nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân không chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Cho nên, mỗi GV phải là một tấm gương sáng về nhân cách

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong.docx