Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được mục đích trên đó là đơn vị đo lường. Chúng rất cần thiết để giúp học sinh học các môn học khác ở tiểu học và học tiếp môn Toán ở các bậc học tiếp theo. Mục tiêu dạy học môn Toán ở lớp 5 nhằm giúp học sinh nắm được những kiến thức:

          - Về số và phép tính: Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để học số thập phân; biết đọc, viết, so sánh số thập phân; biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân; Biết cộng, trừ số đo thời gian; nhân, chia số đo thời gian cho một số tự nhiên khác 0.

- Về đo lường: Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng; biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân. 

- Về hình học: Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác; biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn; biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

-  Về giải toán có lời văn: Biết giải và trình bày bài giải các bài toán về quan hệ tỉ lệ; bài toán về tỉ số phần trăm; bài toán có nội dung hình học.

-  Về yếu tố thống kê: Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.

- Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh: Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, … bằng ngôn ngữ (nói, viết); tiếp tục phát triển năng lực phân tích, tổng hợp; phát triển trí tưởng tượng không gian,…

doc 18 trang Bảo Giang 30/03/2023 11660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHUẬN TRẠCH
SÁNG KIẾN
RÈN KỸ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG
 CHO HỌC SINH LỚP 5
	Tác giả: LÊ THỊ THÙY
	Trình độ chuyên môn: Đại học
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhuận Trạch
HÒA BÌNH - NĂM 2016
 L¸ HuÖ T©y 
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Sáng kiến " Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5". của cá nhân tôi, được thực hiện và hoàn thành tại Trường Tiểu học Nhuận Trạch. Sáng kiến này là do cá nhân tôi tự tìm tòi trên các tài liệu có liên quan để tham khảo; dựa trên thực tế việc dạy và học môn Toán; sáng kiến được thực hiện dưới sự giám sát của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn khối 5 Trường Tiểu học Nhuận Trạch. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
 Nhuận Trạch, ngày 25 tháng 5 năm 2016
 Người viết cam đoan.
 Lê Thị Thùy
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí đồng nghiệp khối 5 cùng các em học sinh lớp 5A Trường tiểu học Nhuận Trạ... về quan hệ tỉ lệ; bài toán về tỉ số phần trăm; bài toán có nội dung hình học.
- Về yếu tố thống kê: Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh: Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc,  bằng ngôn ngữ (nói, viết); tiếp tục phát triển năng lực phân tích, tổng hợp; phát triển trí tưởng tượng không gian,
Trong dạy - học môn Toán, việc dạy - học về đo lường mà trong đó là giải quyết các bài tập về đổi đơn vị đo lường có vị trí quan trọng. Mỗi bài tập thực hành đều liên quan đến số đo thực tế. Qua đó học sinh có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống. 
Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo đại lượng tôi thấy có đầy đủ các dạng: đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại rồi đổi từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại... học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập còn chưa cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học các bài toán về đổi đơn vị đo đại lượng tôi đã tìm hiểu vấn đề “ Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5”.
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng sáng kiến “Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5” ở trường Tiểu học Nhuận Trạch.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Học tập phải gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Trong các môn học, môn toán là môn có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề... Việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác như Mĩ thuật, Tập viết, Tự nhiên và xã hội, Thủ công... Đối với nội dung giảng dạy về đo lường các em đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao, nó là một thuộc tính trừu ... ứng.
Ví dụ 1: 8m2 463cm2 = 8, 0463m2 
Nhiều học sinh làm: 8m2 463cm2 = 84,63m2 hoặc 8,463 m2
Ví dụ 2: 6,9784 m3 =6978,4 dm3
Còn một số học sinh làm bằng 69,784 dm3 hoặc 697,84dm3
Nguyên nhân: 
- Do chưa thuộc kỹ thứ tự bảng đơn vị đo đó
- Do còn nhầm lẫn quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau của đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích và đơn vị đo thể tích.
- Do khả năng tính toán còn hạn chế.
- Tôi tiến hành khảo sát thực tế việc đổi đơn vị đo ở lớp 5A năm học 2014-2015 và kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL%
SL
TL%
5A
25
19
76
6
24
Qua bảng số liệu trên tôi nhận thấy, với những phép đổi thông thường mà có tới 24% học sinh trong lớp thực hiện còn sai. Đây là một kết quả đáng lo ngại. Từ đó tôi tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cụ thể để hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5.
3. Các biện pháp cải tiến cụ thể
3.1. Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng
3.1.1. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
a. Danh số đơn
Ví dụ 1: 6,2 kg = ....g	4,1658 m = .......cm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo đại lượng. 
1 kg = 1000g nên 6,2 kg = 6,2 x 1000(g) = 6200g. Như vậy là ta chỉ việc dịch chuyển sang phải 3 chữ số tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hectôgam, đêcagam, gam (tương tự 1m = 100cm nên 4,1658m = 4,1658 x100(cm) = 416,58cm.)
Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 ứng với một đơn vị đo (vừa viết vừa nhẩm tên đơn vị đo). Giáo viên biểu thị cho học sinh bằng lược đồ phân tích sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
6,2 kg= 6 2 0 0 g
 Kg 
 4,1658 m =4 1 6 , 5 8 cm
 m
 hg 
 dm
dag
 cm
 g
b. Danh số phức
 	Ví dụ 2: ( viết dưới dạng số thập phân)
 	8dm 5cm = ....m; 	 50hg 8g = .... kg	7,086 m=...dm...mm
* Đổi 8dm 5cm = ...m giáo viên hướng dẫn theo 2 cách.
- Cách 1: đổi 8dm = 0,8m và 5cm = 0,05m sau đó

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doi_don_vi_do_dai_luong_ch.doc