Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nói cho học sinh khối 3, 4, 5

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Thực trạng của vấn đề:

           Như chúng ta đã biết Chính phủ và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của day và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Học và sử dụng Tiếng Anh như là một ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bắt kịp được với những tiến bộ của nhân loại trong thế kỉ XXI.

          Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, hơn lúc nào hết Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ phổ thông nhất, là phương tiện đặc biệt hữu ích phục vụ cho việc giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn hóa…trên toàn thế giới. Đối với nước ta việc học Tiếng Anh đã và đang được chú trọng ở tất cả các bậc học.Điều này đã thể hiện sự ý thức đầy đủ và định hướng quyết tâm của các cấp quản lí GD trong việc trang bị cho những chủ nhân tương lai của đất nước với chiếc chìa khóa của cánh  tiến tới sự thành công là Tiếng Anh. Sử dụng tốt Tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy và học môn Tiếng Anh xuyên suốt các bậc học. 

          Theo kết quả khảo sát về hiện trạng việc làm của lao động trẻ do báo Người lao động thực hiện: Trong tổng số 1,017 ứng viên được khảo sát, có 92,22% có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên trong đó có 57,12% có bằng cấp CĐ-ĐH thì chỉ có 8,77% cho biết là giao tiếp và sử dụng được ngôn ngữ trong công việc ít nhất có trình độ ngoại ngữ C, hoặc IELTS,TOELF. Trong khi đó có đến 43,27% ứng viên chỉ dừng lại chứng chỉ B. 47,95% còn lại chỉ mới học ở cấp độ sơ cấp ,không thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ. Hơn thế nữa chúng ta nhận thấy rằng học sinh cấp 3, cấp  2 chỉ có một số lượng ít học sinh giao tiếp được bằng Tiếng Anh .Và nếu có khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng chỉ ở mức độ đơn giản với các câu giao tiếp thông thường và phản xạ chậm. 

doc 35 trang Bảo Giang 29/03/2023 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nói cho học sinh khối 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nói cho học sinh khối 3, 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nói cho học sinh khối 3, 4, 5
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN MỸ
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN MỸ II
Họ và tên tác giả:	NGUYỄN THỊ THƯ
 Sinh ngày: 	 10/02/1988
Chức vụ : 	 Giáo viên Tiếng Anh
Đơn vị công tác: Trường TH Yên Mỹ II – Yên Mỹ - Hưng Yên 
Tên đề tài SKKN: 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH 
KHỐI 3,4,5” 
Năm học 2019 - 2020
PHẦN 1 - MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề:
 Như chúng ta đã biết Chính phủ và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của day và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Học và sử dụng Tiếng Anh như là một ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bắt kịp được với những tiến bộ của nhân loại trong thế kỉ XXI.
 Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, hơn lúc nào hết Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ phổ thông nhất, là phương tiện đặc biệt hữu ích phục vụ cho việc giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn hóatrên toàn thế giới. Đối với nướ...ả trong việc dạy và học Tiếng Anh và góp phần thực hiện đúng mục tiêu của đế án ngoại ngữ 2020 hướng tới
+ Giúp cho các em phát âm chuẩn hơn, các câu có ngữ điệu, có một lượng vốn từ mới để áp dụng trong giao tiếp
+Giúp cho các em tự tin, mạnh dạn, linh hoạt hơn khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai là Tiếng Anh.
- Là tài liệu rất cần thiết cho việc dạy kĩ năng nói cho học sinh và góp phần giúp giáo viên có những biện pháp giáo dục cho học sinh phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Một số biện pháp áp dụng vào dạy kĩ năng nói cho học sinh Tiểu học.
 	- Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong các tiết học hàng tuần của học sinh khối lớp 3,4,5, trường Tiểu học Yên Mỹ II – Yên Mỹ - Hưng Yên.
 - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 3A4,4A4,5A5.
 II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
 1.1.Cơ sở lí luận: 
 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành quyết định 3321/QĐ – BGĐT ngày
12/8/2010 về triển khai dạy chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học. Xuất phát từ
 mục tiêu đó việc dạy và học môn Tiếng Anh trong các trường Tiểu học đã có
những chuyển biến rõ rệt. Một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến
kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học. 
 Tổ chức cho học sinh hoạt động nâng cao kỹ năng nói là hình thức dạy
học tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục
nước ta. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm
trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh.
Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học.
Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị
gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học
trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em, khuyến
khích học sinh nói chuyện, giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với ...ơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học kĩ năng nói của học sinh.
 	- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh kém kĩ năng nói. 
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, làm thế nào để tạo cho các em hứng thú với môn Tiếng Anh và tạo cho các em sự tập trung mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. 
	- Tổng kết kinh nghiệm sư phạm khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn để từ đó đề ra những phương pháp, cách thức tổ chức để giúp các em cải thiện kĩ năng nói
- Sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm v.v... 
 	- Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
2.2 Thời gian tạo ra giải pháp
 - Giai đoạn 1 (từ ngày 01 tháng 8 năm 2018 đến ngày 30 tháng 5 năm 2019): lựa chọn đề tài, chuẩn bị tư liệu và viết đề cương nghiên cứu; Thu thập và xử lý số liệu, tài liệu.
- Giai đoạn 2 (từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 đến ngày 15 tháng 01 năm 2020): viết báo cáo hoàn thành đề tài.
 PHẦN 2 - NỘI DUNG
 I. MỤC TIÊU
 Trường Tiểu học thị trấn Yên Mỹ II nơi tôi đang dạy hiện nay đang dạy chương trình Tiếng Anh thí điểm. Bản thân tôi được dạy đều các khối 3, 4, 5, vì vậy tôi thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của học sinh mình. Đối với học sinh lớp 3, 4, 5 số lượng ít các em rất tự tin và tích cực phát biểu trong giờ học.Phần lớn các em rụt rè không giám thể hiện ý kiến của mình vì sợ mình phát âm không chuẩn và nói sai. Phần còn lại các em ít tham gia xây dựng bài mặc dù câu hỏi giáo viên đưa ra các em hiểu và trả lời đúng. Qua đây chúng ta thấy rằng các em học sinh thiếu tự tin và rụt rè trong giao tiếp. Mặt khác tôi cũng tự hỏi hay là cách sử dụng phương pháp dạy của mình gây nhàm chán cho học sinh không thu hút các em 
Học ngoại ngữ muốn giỏi bản thân người học phải mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ mình học để rèn luyện, nếu có nói và hành động sai khi được sửa chúng ta sẽ nhớ lâu hơn 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cai_thien_ki_nang_noi.doc