Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT theo tiếp cận năng lực

Giáo dục phổ thông giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Để thực hiện được bước đột phá mới trong giai đoạn hiện nay nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông thì quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.

Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”.

Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XII nêu rõ “Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng” .

        Vận dụng những lý luận và nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông vào thực tiễn cho thấy, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THPT đang còn nhiều vấn đề cần suy nghĩ, trăn trở, phải tìm cách tháo gỡ. Quỳ Hợp là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua chất lượng và hiệu quả giáo dục THPT còn có những bất cập, trong đó có nguyên nhân từ công tác đồng bộ trong bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Những năm qua có một số nhà trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã cố gắng để đổi mới quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhưng phần lớn thực hiện còn mang tính chủ quan, nội bộ, chưa hệ thống và giá trị thực tiễn chưa cao, thiếu đồng đều.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu.

doc 100 trang Lệ Chi 22/12/2023 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT theo tiếp cận năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT theo tiếp cận năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT theo tiếp cận năng lực
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Để thực hiện được bước đột phá mới trong giai đoạn hiện nay nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông thì quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo...n. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng” .
 Vận dụng những lý luận và nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông vào thực tiễn cho thấy, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THPT đang còn nhiều vấn đề cần suy nghĩ, trăn trở, phải tìm cách tháo gỡ. Quỳ Hợp là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua chất lượng và hiệu quả giáo dục THPT còn có những bất cập, trong đó có nguyên nhân từ công tác đồng bộ trong bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Những năm qua có một số nhà trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã cố gắng để đổi mới quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhưng phần lớn thực hiện còn mang tính chủ quan, nội bộ, chưa hệ thống và giá trị thực tiễn chưa cao, thiếu đồng đều.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực, đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm góp phần phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học các nhà trường trong bối cảnh chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường THPT theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018.
 5.1.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực và các yếu tố ản...ưỡng chuyên môn và quản lý nhà trường.
4.3. Phương pháp thống kê toán học: Dùng phương pháp toán học để phân tích, xử lý số liệu điều tra thu được.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1. Các nghiên cứu về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực.
 Đào tạo tiếp cận năng lực hay còn được gọi là GD&ĐT dựa trên năng lực là một cách tiếp cận để giảng dạy và học tập được sử dụng thường xuyên trong việc học các kỹ năng cụ thể hơn là việc học một cách trừu tượng. Mô hình này được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1990 ở hàng loạt các cơ sở GD và doanh nghiệp tại Mỹ, Anh, Úc, New Zealand. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà GD xem cách tiếp cận này là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất để tạo ra sự phù hợp giữa GD, đào tạo và nhu cầu về năng lực.
Hiện nay, chủ yếu các công trình nghiên cứu tập trung vào tiếp cận năng lực học sinh. Cụ thể như:
 Harris et al (1995) cho rằng GD dựa trên năng lực phát huy tối đa năng lực riêng của mỗi học sinh, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá tri thức dựa trên sở thích và mối quan tâm riêng của chúng, giúp HS làm chủ tri thức và vận dụng nó vào thực tế cuộc sống. GD dựa trên năng lực thúc đẩy tư duy sáng tạo, phản biện và khả năng giải quyết vấn đề. Nó nhấn mạnh đến các tình huống thực tế cuộc sống và thông qua để giải quyết các tình huống đó, kết quả là từ những tình huống thực tiễn mà HS có thể rút ra kinh nghiệm và tri thức cho riêng mình.
 Năm 2008, trong dự án khuyến nghị cải cách GD trung học, VLOR đã đi một bước quyết định, khi đã tuyên bố rằng: Một ttrong những vai trò cốt yếu của GD trung học là đảm bảo sự hòa nhập xã hội cho những người trẻ tuổi và cho phép họ “phát triển các năng lực ở mức độ nào đó để họ có thể tiến triển theo cách được xã hội chấp nhận, trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng và trong cuộc s

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_chuyen_mon.doc