Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 538 (Có đáp án)

Câu 1: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXBXb giảm phân bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 2: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi 
phương pháp:  
Phương pháp Ứng dụng 
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá. a. Tạo giống lai khác loài. 
2. Cấy truyền phôi ở động vật. b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử 
về tất cả các cặp gen. 
3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật. c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau. 
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng? 
A. 1b, 2c, 3a. B. 1a, 2b, 3c. C. 1b, 2a, 3c. D. 1c, 2a, 3b. 
Câu 3: Trong các nhân tố tiến hoá sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể? 
(1) Đột biến.                                (2) Giao phối không ngẫu nhiên. 
(3) Di - nhập gen.                        (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.                   (5)  Chọn lọc tự nhiên. 
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 
Câu 4: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá của sinh giới? 
A. Các cơ chế cách li. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. 
C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. 
Câu 5: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. 
Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình? 
Câu 6: Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động 
A. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN pôlimeraza. 
B. là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 
C. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã. 
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. 
Câu 7: Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan 
tương tự. 
B. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có 
xu hướng khác nhau và ngược lại. 
C. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. 
D. Cơ quan thoái hoá phản ánh sự tiến hoá đồng quy (tiến hoá hội tụ). 

pdf 6 trang Bảo Giang 04/04/2023 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 538 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 538 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 538 (Có đáp án)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 6 trang) 
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2014 
Môn: SINH HỌC; Khối B 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
 Mã đề thi 538 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................ 
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. 
Câu 1: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXBXb giảm phân bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 2: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi 
phương pháp: 
Phương pháp Ứng dụng 
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá. a. Tạo giống lai khác loài. 
2. Cấy truyền phôi ở động vật. b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử 
về tất cả các cặp gen. 
3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật. c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau. 
Trong số các... mã và bị đột biến. 
Trang 1/6 – Mã đề 538 
Câu 9: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên 
A. hoocmôn insulin. B. ARN pôlimeraza. C. gen. D. ADN pôlimeraza. 
Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh và bò sát phát sinh ở kỉ 
A. Krêta. B. Cacbon. C. Pecmi. D. Ocđôvic. 
Câu 11: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S. 
B. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài. 
C. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của 
môi trường sống. 
D. Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống. 
Câu 12: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến? 
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc. 
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám. 
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày. 
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của 
môi trường đất. 
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 13: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm. 
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. 
C. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể. 
D. Thành phần hoá học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin. 
Câu 14: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là 
A. quần thể sinh vật. B. cá thể sinh vật. C. loài sinh học. D. tế bào. 
Câu 15: Một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường; lôcut I có 
2 alen, lôcut II có 3 alen. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong 
quần thể của loài này tối đa bao nh...côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ các nuclêôtit của mARN. 
C. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’. 
D. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm. 
Câu 21: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình 
tự đúng là 
A. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới → rừng lá rụng ôn đới. 
B. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. 
C. Rừng lá kim phương Bắc → đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. 
D. Đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới. 
Câu 22: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do 
A. trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép. 
B. trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng. 
C. trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng. 
D. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau. 
Câu 23: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định; khi 
kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa 
trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li 
theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là 
A. AaBb × aabb. B. AABb × aaBb. C. AaBB × Aabb. D. Aabb × aaBb. 
Câu 24: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước: 
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp. 
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp. 
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt. 
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. 
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 
Thứ tự đúng của các bước trên là: 
A. (1) → (4) → (3) → (5) → (2). B. (3) → (2) → (4) → (1) → (5). 
C. (4) → (3) → (2) → (5) → (1). D. (3) → (2)

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_cao_dang_nam_2014_mon_sinh_hoc_khoi_b_ma_d.pdf
  • pdfSINH_CD_D_CT_14_DA.pdf