Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT

Xã hội hiện đại cùng với cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến cho con người nhiều đổi thay tích cực và chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao. Con người được tiếp cận với công nghệ và những cải tiến về hầu hết các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Vì thế các em học sinh thời nay có nhiều cơ hội để học tập, trải nghiệm và phát triển bản thân…Trong xu thế chung đó, trường học ngoài việc đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn kiến thức còn phải đối mặt và giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.  

Chính vì thế, trong những năm gần đây, nhiều tổ chức, các trường học, các nhà giáo dục, nhà tâm lý đã rất quan tâm đến các hoạt động tư vấn học đường.Vấn đề tư vấn học đường đã trở thành một đề tài nóng bỏng, cấp thiết và là nhu cầu thiết thực từ các nhà giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, trong thời gian qua các trường học thực hiện công tác tư vấn để giúp cho các em khắc phục những khó khăn về tâm lý, học sinh có hành vi lệch chuẩn. Đồng thời, công tác tư vấn học đường cũng giúp học sinh xác định được mục tiêu, lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội.Trong tư vấn học đường hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính và  sức khỏe giúp học sinh có kiến thức để có lối sống lành mạnh, an toàn cũng rất được quan tâm thực hiện...

Quan tâm đến những nội dung thiết thực đó nên công tác tư vấn học đường ngày càng được coi trọng để nâng cao hiệu quả, góp phần xây dựng được môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh và tiến bộ. Làm tốt công tác tư vấn học đường là góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối trong xã hội liên quan đến lứa tuổi vị thành niên: như bạo lực học đường, hành vi lệch chuẩn, nạn xâm hại tình dục, tình trạng rối loạn tâm lý, giúp học sinh có kỹ năng sống, có ý thức vươn lên học tập, rèn luyện, biết tự chủ trên con đường tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, lập thân, lập nghiệp. 

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng được thành lập năm 1920, là ngôi trường có bề dày truyền thống gần 100 năm dạy tốt - học tốt. Đây là trường THPT đầu tiên của tỉnh Nghệ An được Nhà nước tặng thưởng  danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động  vào năm 2010. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hoạt động giáo dục toàn diện luôn luôn được quan tâm coi trọng. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng không ngừng đẩy mạnh công tác Tư vấn học đường và luôn xác định đây là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Trong những năm gần đây, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác tư vấn học đường. Mặc dù vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác này, nhà trường cũng đã và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...Trong đó, đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT về thể chất, sinh lí, tâm lí, nhân cách đang dần phát triển theo hướng ổn định dần nhưng cũng gặp không ít khó khăn, cần có sự trợ giúp tư vấn.

Vấn đề nâng cao chất lượng của công tác tư vấn học đường đã và đang thu hút sự quan tâm của xã hội. 

Từ thực tế và hiệu quả đạt được của công tác Tư vấn học đường ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”. 

doc 34 trang Lệ Chi 22/12/2023 6901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội hiện đại cùng với cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến cho con người nhiều đổi thay tích cực và chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao. Con người được tiếp cận với công nghệ và những cải tiến về hầu hết các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Vì thế các em học sinh thời nay có nhiều cơ hội để học tập, trải nghiệm và phát triển bản thânTrong xu thế chung đó, trường học ngoài việc đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn kiến thức còn phải đối mặt và giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. 
Chính vì thế, trong những năm gần đây, nhiều tổ chức, các trường học, các nhà giáo dục, nhà tâm lý đã rất quan tâm đến các hoạt động tư vấn học đường.Vấn đề tư vấn học đường đã trở thành một đề tài nóng bỏng, cấp thiết và là nhu cầu thiết thực từ các nhà giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, trong thời gi...h lí, tâm lí, nhân cách đang dần phát triển theo hướng ổn định dần nhưng cũng gặp không ít khó khăn, cần có sự trợ giúp tư vấn.
Vấn đề nâng cao chất lượng của công tác tư vấn học đường đã và đang thu hút sự quan tâm của xã hội. 
Từ thực tế và hiệu quả đạt được của công tác Tư vấn học đường ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”. 
Trong phạm vi thực hiện đề tài này, chúng tôi đề cập chủ yếu đến những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc thực hiện công tác Tư vấn học đường trong giai đoạn hiện nay;
- Đánh giá tình hình thực tiễn để từ đó làm rõ được những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém của công tác tư vấn học đường ở các trường học trong thời gian qua;
- Khái quát, tổng hợp những cơ sở khoa học và ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện công tác tư vấn học đường trong giai đoạn hiện nay;
- Thực hiện một số nội dung điều tra, khảo sát tình hình thực tế trong quá trình thực hiện công tác tư vấn học đường ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng;
- Trình bày một số biện pháp phù hợp, linh hoạt để tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của công tác Tư vấn học đường; 
- Kết quả đạt được của công tác Tư vấn học đường trong hoạt động giáo dục toàn diện và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng;
- Ý nghĩa của việc thực hiện công tác tư vấn học đường trong việc thực hiện đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục và đào tạo, “lấy người học làm trung tâm”, “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học” (Trích Nghị quyết số 29 của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam ngày 04 tháng 11 năm 2013) 
- Một số kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng của công tác Tư vấn học đường góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh ở trường THPT trong...ọc sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường”. (Trích Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông)
	Công tác tư vấn cho học sinh là góp phần định hướng cho học sinh trước những khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi; Tư vấn để tránh những hành vi lệch chuẩn; Tư vấn để học sinh vượt qua những vướng mắc trong học tập, trong định hướng nghề nghiệp hoặc những khó khăn gặp phải trong về giới tính và sức khỏe. Từ đó, có điều kiện thuận lợi để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
 Cơ sở lý luận và các văn bản chỉ đạo thực hiện
	Để các cơ sở giáo dục thực hiện có cơ sở thực hiện được mục tiêu đó, các cấp, các ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, công tác tư vấn, tham vấn học đường như:
	Luật giáo dục (năm 2015) đã quy định rõ rằng: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng ngày 4/11/2013 đã chỉ đạo và định hướng đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - đào tạo là:“Phát triển Giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” 
Nghị quyết 44/NQ-CP (9/6/2014) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - đào tạo nêu "đổi mới chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục l

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.doc
  • doc59_Phu_luc_-_SKKN_Co_LaM_THaY_BaO_bc79061d51.doc