Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10-hệ cơ bản

1. L‎‎y do chọn đề tài

Bất kì một hoạt động nào muốn biết đạt kết quả đếnđâu cũng phải qua quá trình đánh giá. Tuy nhiên, không phải cách đánh giá nào cũng cho kết quả như mong muốn, mà việc đưa ra cách đánh giá có tính chất quyết định. Hoạt động dạy học cũng vậy, là khâu nhằm đo đếm lại kết quả của một hoạt động cụ thể: Có thể là một tiết dạy, có thể là kết quả của một học kì, một năm học, một cấp học, về một môn học cụ thể, hoặc là kết quả phấn đấu toàn diện của học sinh...

Việc đánh giá này có ý nghĩa cho cả người học,cả người dạy lẫn cả những người quan tâm đến việc dạy học. Với người dạy có thể rút kinh nghiệm chomình cái gì tốt, cái gì chưa tốt trong quá trình truyền thụ, để rồi lớp sau cái gì sẽ tiếptục phát huy, cái gì phải bổ sung, chỉnh sửa. Đối với người học kếtquả đánh giá ghi nhận mức độ kiến thức thu nhận của mình, thể hiện bằng điểm sốhoặc xếp loại. Kết quả này có được lên lớp hay không, có tốt nghiệp hay không, và cũng có khi quyết địnhlối rẽ cuộc đời (ví như việc thi đỗ đại học hay không). Vì vậy, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, có vai trò vô cùngquan trọng, góp phần làm nên chất lượng giáo dục. Yêu cầu và gần như là một nguyên tắc bắt buộc: Đánh giá phải vô tư, khách quan và khoa học. Làm được như vậy thì đánh giá trở thành một lưới sàng lọc, phân loại khá chính xác kết quả quá trình dạy học, hơn thế nữa đánh giá góp phần tạo nên công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo về mặt học thức, tạo động cơ lành mạnh thúc đẩyngười học. Ngược lại, vì một lí do nào đó, sự đánh giá không đảm bảo nguyêntắc này làm cho kết quả đánh giá không đúng thực chất, góp phần tạo ra bất công, giết chết động cơ của sự học. Cơ sở để đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu của việc học cóthể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng suy cho cùng đó là bốn cột trụ của việc học: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình,học để hòa nhập cộng đồng.

doc 47 trang Bảo Giang 30/03/2023 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10-hệ cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10-hệ cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10-hệ cơ bản
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NÔI TRÚ TỈNH HOÀ BÌNH
ĐINH THỊ PHƯƠNG MAI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
MÔN TIẾNG ANH 10- HỆ CƠ BẢN
NĂM HỌC: 2011- 2012
NĂM HỌC: 2011- 2012Top of Form
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. L‎y do chon đề tài	 trang 2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài	trang 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu	trang 4
4. Giả thuyết khoa học	trang 4
5. Phương pháp nghiên cứu	trang 4
6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu	trang 4
Phần thứ hai: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu	trang 5
2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu	trang 8
3. Cơ sở thực tiễn Của vấn đề nghiên cứu	trang14
Chương 2: C ác biện pháp thực hiện
Biện pháp 1. Đổi mới thời điểm kiểm tra đánh giá 	trang 18 
Biện pháp 2. Đổi mới việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá	trang 18
Biện pháp 3. Đ ổi mới mục tiêu kiểm tra đánh giá	trang 18
Biện pháp 4. Đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá...ực chất, góp phần tạo ra bất công, giết chết động cơ của sự học. Cơ sở để đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu của việc học có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng suy cho cùng đó là bốn cột trụ của việc học: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để hòa nhập cộng đồng.
Kết quả của dạy học khác với kết quả nhiều hoạt động khác, kết quả này là nhận thức, là tư duy, là sản phẩm vô hình nó chỉ có thể đo đếm được bằng một sản phẩm trung gian thông qua ngôn ngữ (nói hoặc viết). Vì vậy, đánh giá kết quả dạy học chính xác là một việc rất khó. 
 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới các xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
 Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các trường phổ thông chưa đề cao và chưa chú ‎y đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh mà giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành kỹ năng đến mức nào. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục t... độ nhớ và tái hiện kiến thức dựa trên những bài kiểm tra trên giấy, thì trên thế giới từ giữa thập niên 1980 đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự về kiểm tra đánh giá với những thay đổi căn bản cả về triết lý, quan điểm, phương pháp, và các hoạt động cụ thể. Những thay đổi trong xu hướng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong hơn thập niên vừa qua có thể tóm lược trong bảng sau:
Xu hướng cũ
Xu hướng mới
- Các bài thi trên giấy được thực hiện vào cuối kỳ. 
- Do bên ngoài khống chế. 
- Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá không được nêu trước.
- Nhấn mạnh sự cạnh tranh. 
- Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc giảng dạy.
- Chú trọng sản phẩm.
- Tập trung vào kiến thức sách vở.
- Nhiều bài tập đa dạng trong suốt quá trình học.
- Do học sinh chủ động.
- Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước.
- Nhấn mạnh sự hợp tác.	
- Quan tâm đến kinh nghiệm học tập của học sinh
-Chú trọng quá trình
- Tập trung vào năng lực thực tế.
Những thay đổi vừa nêu phản ánh rõ nét quan điểm mới về giáo dục trong đó người học (learner) và quá trình học tập (learning) là trung tâm của toàn bộ các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động kiểm tra đánh giá. Sự ra đời của quan điểm này cùng với các xu hướng mới trong kiểm tra đánh giá đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hệ thống lý luận về kiểm tra đánh giá, với sự xuất hiện một loạt các khái niệm và thuật ngữ mới, cùng sự xác định nội hàm và tầm quan trọng của một số khái niệm và thuật ngữ đã tồn tại trước đó. Dưới đây chúng tôi sẽ thảo luận các khái niệm đại diện cho ba đặc trưng cơ bản của kiểm tra đánh giá theo xu hướng mới của thế giới mà chúng tôi tạm gọi là ‘đánh giá phát triển’, ‘đánh giá thực tiễn’, và ‘đánh giá sáng tạo’ để làm cơ sở cho việc đưa ra những nhìn nhận về thực trạng kiểm tra đánh giá trong giáo dục phổ thông hiện nay tại Việt Nam xét theo quan điểm mới.
	a. Đánh giá phát triển (formative assessment)
‘Đánh giá phát triển’ là một thuật ngữ rất thường gặp trong những b

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_kiem_tra_danh.doc