Giáo án Tuần 15 môn Ngữ văn Lớp 8 năm học 2020- 2021
Tiết 58 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Ngày soạn : ( Giáo án chi tiết) - Phan Bội Châu-
Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX- những người mang chí lớn cứu nước cứu dân, dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc
Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tg
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tôn trọng, biết ơn người anh hùng cứu nước.
4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo
- Năng lực giao tiếp : nghe , nói, đọc ,viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực học nhóm.
- Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Học sinh : Soạn bài.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 5’)
Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, tạo hứng thú cho học sinh, định hướng nội dung bài mới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tuần 15 môn Ngữ văn Lớp 8 năm học 2020- 2021
Tuần 15 Tiết 58 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Ngày soạn : ( Giáo án chi tiết) - Phan Bội Châu- Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : - Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX- những người mang chí lớn cứu nước cứu dân, dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tg 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật 3. Thái độ: - Giáo dục lòng tôn trọng, biết ơn người anh hùng cứu nước. 4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo - Năng lực giao tiếp : nghe , nói, đọc ,viết. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực học nhóm. - Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu II. Chuẩn bị: - Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo. - Học sinh : Soạn bài. III. Tiến trình bài học 1. Ổ...g tác vào thời gian nào, hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt Bước 3: HS trả lời, Hs khác bổ sung. Bước 4: Gv chốt 2.2. Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về tác phẩm. - HĐ cá nhân. GV hướng dẫn đọc: Giọng hào hùng, to, vang phù hợp với khẩu khí ngang tàng. Câu cuối đọc giọng cảm khái, thách thức. Chú ý ngắt nhịp 4/3, riêng câu 2 nhịp ¾ GV đọc mẫu, HS đọc tiếp, nhận xét HS đọc. ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào. ? Em hãy thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể thơ đó. ? Xác định phương thức biểu đạt. ? Nêu bố cục của bài thơ. Bước 4: Giáo viên chốt lại ý chính - Số lượng câu chữ: Tám câu, mỗi câu bảy tiếng - Cách hiệp vần:Vần hiệp ở tiếng cuối câu 1,2,4,6,8; vần bằng. Phép đối: cặp câu 3-4; cặp câu 5-6 - Luật bằng trắc: Luật bằng - Bố cục: 4 phần 2.3. HD học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản. * Hoạt động cá nhân Bước 1: GV chiếu 2 câu đề và cho HS đọc Bước 2: GV và Hs trao đổi: ? Khí phách của PBC khi ở trong tù được thể hiện như thế nào. ? Dựa vào chú thích, hãy giải thích nghĩa của hai từ này. - Hào kiệt: Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường - Phong lưu: Có dáng vẻ lịch sự, nho nhã, chỉ cuộc sống khá giả, ở đây chỉ vẻ ung dung đường hoàng. ? Từ cách hiểu đó giúp em hình dung gì về con người ở đây. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ vẫn trong câu thơ. - Điệp từ vẫn lặp lại hai lần làm cho ý thơ được khẳng định- biểu lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp. Dù hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa vẫn không thay đổi vẫn không giảm sút phẩm chất hào kiệt, lối sống phong lưu. ? Khi bị vào tù, tác giả đã tự lí giải cho việc ở tù của mình là gì. ? Chạy mỏi chân nghĩa là ntn. ? Trong bài thơ này chạy mỏi chân hàm ý chỉ gì. - Chạy trên quãng đường dài thì hành động của đôi chân không còn nhanh như lúc đầu nữa mà chậm lại vì mỏi. - Là cách nói hóm hỉnh của nhà thơ về hoạt động cách mạng sôi nổi của mình ? Vậy nhà tù theo quan niệm của tác giả là nơi ntn. - Nhà tù là nơi nghỉ chân, là trường học để tôi luyện ý chí, suy nghĩ đ...cách mạng GV chiếu hai câu luận. ? Giải nghĩa từ bủa tay- kinh tế GV chỉ rõ: đây là nghĩa cũ hiện nay không dùng nữa. * Hoạt động nhóm Bước 1: Gv giao nhiệm vụ Nhóm 1+2: ? Đối với việc trị nước cứu đời thái độ của tác giả được thể hiện qua từ ngữ nào ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ôm chặt ở đây. - Không rời bước, lúc nào cũng giữ chặt bên mình. ? Từ đó, em hiểu gì về ý nghĩa của lời thơ này Nhóm 3+4: ? Xác định được ý chí kiên định của mình, người tù có hành động gì. ? Em hiểu cuộc oán thù ở đây là gì ? Cái cười ấy thể hiện điều gì. Bước 2: Hs làm việc theo nhóm trong 3 phút Bước 3: Báo cáo kết quả theo nhóm. Các nhóm nhận xét nhau, bổ sung Bước 4: Giáo viên chốt lại ý chính - Cách nói về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai - Thể hiện ý chí nung nấu căm thù. Dự cảm một ngày mai thắng lợi. ? Hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu thơ luận. Tác dụng . - Lối nói khoa trương, phép đối. Tạo giọng điệu cứng cỏi, hào hùng cho câu thơ. ? Từ đó khí phách của người tù hiện lên ở đây ntn. GV chiếu hai câu kết * Hoạt động nhóm - Bước 1: Gv giao nhiệm vụ. ? Các từ thân ấy và sự nghiệp được hiểu ntn - Thân ấy: Chỉ con người Phan Bội Châu - Sự nghiệp: chỉ sự nghiệp cứu nước mà ông theo đuổi ? Giữa thân ấy và sự nghiệp có mối quan hệ ntn ? Từ còn lặp lại có ý nghĩa gì - Buộc người đọc ngắt nhịp mạnh mẽ, làm lời thơ trở nên dứt khoát, nhấn mạnh, khẳng định lời thơ. ? Thái độ của người tù ntn - Người chiến sĩ cách mạng vẫn theo đuổi sự nghiệp, con đường mà mình đã chọn. ? Từ đó em hiểu gì về con người Phan Bội Châu ở đây Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Các nhóm trình bày, bổ sung. Bước 4: GV chốt, 2.4. HD học sinh tổng kết. HĐ cá nhân. ? Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ trong bài thơ. ? Nghệ thuật này góp phần thể hiện nội dung gì? * Nội dung tích hợp: Bản lĩnh cách mạng Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng G
File đính kèm:
- giao_an_tuan_15_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc