Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9

 

I. Lịch sử thế giới

         Câu 1: (5,0 điểm)

Hãy chứng minh sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60-70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự phát triển thần kì đó?

         Câu1: (5 điểm): Vì sao các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết với nhau? Quá trình liên kết đó diễn ra như thế nào?

         II. Lịch sử Việt Nam

Câu 1 (3 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

         Câu 2 (4 điểm): Phân tích sự phân hoá và thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Câu 3 (4 điểm): Nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (6/1/1930)?

 

doc 4 trang Bảo Giang 30/03/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9
đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 9
Năm học: 2017-2018
Môn: lịch sử
Thời gian làm bài 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
I. Lịch sử thế giới
	Câu 1: (5,0 điểm) 
Hãy chứng minh sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60-70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự phát triển thần kì đó?
	Câu1: (5 điểm): Vì sao các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết với nhau? Quá trình liên kết đó diễn ra như thế nào? 
	II. Lịch sử Việt Nam
Câu 1 (3 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
	Câu 2 (4 điểm): Phân tích sự phân hoá và thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 3 (4 điểm): Nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (6/1/1930)? 
I. Lịch sử thế giới: (9 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm)
* Sự phát triểncủa kinh tế Nhật Bản (2,0 điểm)
	 Từ năm 1950 kinh tế Nhậ...ế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ cần liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực(0,5 điểm)
	* Quá trình liên kết: (3,5 điểm)
	- Tháng 4 năm 1951 “ Cộng đồng than, thép châu Âu” ra đời bao gồm 6 nước tham gia là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a và Lúc- xăm-bua. Tháng 3 năm 1957, sáu nước lại thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “ Cộng đồng kinh tế châu Âu” nhằm hình thành một thị trường chung châu Âu(1,0 điểm)
	-Tháng 7-1967, ba công đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC) (0,5 điểm) 
-Tháng 12-1991, các nước EC họp hội nghị cao cấp tại Ma-a-xtơ-rích đã đưa ra hai quyết định quan trọng:
	+ Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một lên minh tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất (EURO)
	+ Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng liên kết về c/s đối ngoại và an ninhCộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu (EU) (1,5 điểm)
Tới nay, LM châu Âu là một liên minh KT-CT lớn nhất thế giới đến năm 2004 có 25 nước thành viên (0,5 điểm)
II. Lịch sử Việt Nam: (11 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
	* Nguyễn ái Quốc quyết định tìm đường cứu nước mới vì: (1,0 điểm)
Người sinh ra và lớn trong hoàn cảnh đất nước bị rơi vào tay thực dân Pháp, thấy đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ, nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra nhưng không giành được thắng lợi. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối cách mạng nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của họ nên đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới.
	* Điểm mới: (2,0 điểm)
Con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó là hướng theo con đường dân chủ tư sản, như Phan Bội Châu chọn con đường sang Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp hoặc Phan Châu Trinh lại vận động Pháp cải cách văn hóa, xã hội chẳng khác gì “Xin giặc rủ lòng thương”
	 Nguyễn ái Quốc lại lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học- kĩ thuật và nề...ớc ta.(1,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm)
	* Hoàn cảnh: (1,0 điểm)
	- Do đòi hỏi của PT ĐT mà ba tổ chức cộng sản ra đời vào những tháng cuối năm 1929, sau khi ra đời các tổ cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của CN &ND dẫn đến làn sóng đấu tranh CM DT, DC lan rộng khắp cả nước (0,5đ)
	- Tuy nhiên ba tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình này nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ chia rẽ lón. Vì thế yêu cầu bức thiết của CMVN lúc này là phải có một ĐCS thống nhất để lãnh đạo PT chung trong cả nước (0,5điểm)
	* Nội dung hội nghị: (2,0 điểm)
	- Hội nghị họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc) dưới sự chủ trì của NAQ với sự tham gia của của hai đại biểu Đông Dương CSĐ, hai đại biểu của An Nam CSĐ và hai đại biểu ở ngoài nước.(1,0 điểm)
	- HN đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất là ĐCS Việt Nam(0,5 điểm)
	- HN thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, NAQ ra lời kêu gọi.(0,5 điểm)
	- Ngày 24/2/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn cũng ra nhập ĐCS Việt nam. Như vậy ba tổ chức cộng sản đã hợp nhất thành một đảng duy nhất.(0,5 điểm)
	* ý nghĩa của HN thành lập Đảng(0,5 điểm)
	HN thống nhất ba tổ chức cộng sản có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được HN thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
	Hết

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_9.doc