Đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình

 

  1. Lí do chọn đề tài:

M. Gorki - một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nuớc Nga -Xô Viết từng để lại câu nói nổi tiếng: “Văn học là nhân học”. Quả đúng như vậy, “văn” chính là “người”. Học văn không chỉ học kiến thức văn học mà còn học nhân cách làm người. Có lẽ vì vậy mà từ xưa đến nay, dạy Văn luôn là một công việc nhọc nhằn, vất vả của người thầy. Tuy nhiên dạy Văn đã khó, dạy học sinh giỏi Văn lại càng khó hơn.

Dẫu biết đây là công việc nhiều gian nan của những ai thật sự tâm huyết với nghề, song chúng tôi - những giáo viên may mắn và cũng rất tự hào đuợc công tác và trưởng thành từ một mái trường anh hùng: Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình – đã luôn luôn nỗ lực hết mình trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Lặng lẽ mà miệt mài, âm thầm mà tận tụy - các thầy giáo, cô giáo nơi đây cùng với các thế hệ học sinh trong đội tuyển Văn đã liên tục ghi những nét son trong bảng vàng thành tích học tập của nhà trường. 

Chúng tôi biết rằng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở các trường phổ thông không phải là một điều mới mẻ. Những điều chúng tôi nêu ra có thể đồng nghiệp ở trường bạn đã làm và làm rất thành công. Song với tính chất đặc thù của một mái trường có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo con em các dân tộc thiểu số của tỉnh nhà, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình” với mong muốn đây sẽ là dịp thuận lợi để nhóm giáo viên Ngữ văn của trường cùng nhìn nhận, đánh giá lại và định hướng những gì mình đã, đang và sẽ làm. Những ý kiến đưa ra trước hết là bài học kinh nghiệm cho chính bản thân chúng tôi; sau nữa là mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp. Hi vọng chúng ta sẽ cùng trao đổi, học tập, cùng cảm thông, thấu hiểu và cùng tiến bộ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn.

doc 158 trang Bảo Giang 30/03/2023 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình

Đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
M. Gorki - một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nuớc Nga -Xô Viết từng để lại câu nói nổi tiếng: “Văn học là nhân học”. Quả đúng như vậy, “văn” chính là “người”. Học văn không chỉ học kiến thức văn học mà còn học nhân cách làm người. Có lẽ vì vậy mà từ xưa đến nay, dạy Văn luôn là một công việc nhọc nhằn, vất vả của người thầy. Tuy nhiên dạy Văn đã khó, dạy học sinh giỏi Văn lại càng khó hơn.
Dẫu biết đây là công việc nhiều gian nan của những ai thật sự tâm huyết với nghề, song chúng tôi - những giáo viên may mắn và cũng rất tự hào đuợc công tác và trưởng thành từ một mái trường anh hùng: Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình – đã luôn luôn nỗ lực hết mình trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Lặng lẽ mà miệt mài, âm thầm mà tận tụy - các thầy giáo, cô giáo nơi đây cùng với các thế hệ học sinh trong đội tuyển Văn đã liên tục ghi những nét son trong bảng vàng thành tích học tập của nhà trường. 
Chúng tôi biết rằng...ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình.
Phương pháp nghiên cứu:
 5.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp ( văn hoá, tâm lí học, lí luận văn học...)
- Phương pháp phân tích 
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.. 
Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu:
Cơ sở:
- Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu: Đặc trưng bộ môn Văn 
- Cơ sở thực tiễn của đề tài:
 + Thực trạng kinh tế xã hội.
 + Thực trạng dạy học đội tuyển học sinh giỏi Văn tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình.
Phạm vi nghiên cứu.
 Công tác ôn luyện học sinh giỏi văn của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình khi nhà trường đã chuyển sang mô hình trường THPT.
Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 8 / 2012 đến tháng 4/ 2013.
PHẦN THỨ HAI
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
 CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
 Đây không phải là lần đầu tiên công tác ôn luyện học sinh giỏi Văn tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình được đề cập tới. Điều này đã được bàn đến qua:
 Sáng kiến kinh nghiệm của thầy Nguyễn Đại Dương ( năm học 1993 – 1994).
Hai hội thảo khoa học về dạy chuyên và luyện đội tuyển học sinh giỏi 
(năm học 1993 – 1994 và 1994 – 1995) do hội đồng sư phạm trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình tổ chức.
Sáng kiến kinh nghiệm của thầy Quách Đình Hải (năm học 1998 – 1999).
Qua những sáng kiến và hội thảo khoa học nói trên, một số thực trạng ôn luyện học sinh giỏi Văn đã được nêu ra, một số giải pháp đã đươc thảo luận, một số đề xuất đã được ứng dụng đạt hiệu quả đáng khen ngợi.
 Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung có thể thống nhất về quan điểm giải phápcho việc ôn luyện học sinh giỏi Văn thì từ đó đến nay, việc ôn luyện học sinh giỏi Văn tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình luôn không ngừng biến đổi theo quá trình phát triển của nhà trường, t...học là đời sống thì chưa tách biệt với đối tượng của các ngành khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác như lịch sử, địa lí, hóa học, y học, chính trị, đạo đức... Văn học phải có cách nhận thức và thể hiện đối tượng khác biệt.
Nếu như đối tượng của triết học là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; đối tượng của lịch sử là các sự kiện lịch sử, sự thay thế nhau của các chế độ; đối tượng của đạo đức học là các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ người với người... thì đối tượng của văn học là toàn bộ đời sống hiện thực, nhưng chỉ là hiện thực có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn, tình cảm con người. Tức là, dù văn học có miêu tả thế giới bên ngoài như thiên nhiên, lịch sử, chiến tranh, hòa bình..., văn học cũng chỉ chú ý tới quan hệ của chúng đối với con người.
 * Nội dung của văn học:
 Nội dung văn học là toàn bộ đời sống đã được ý thức, cảm xúc, đánh giá và phán xét phù hợp với một tư tưởng về đời sống, một cảm hứng và một lí tưởng thẩm mĩ và xã hội nhất định. Đó là một nội dung hòa quyện giữa hai mặt khách quan và chủ quan, vừa có phần khái quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn từ nhận thức, cảm hứng và lí tưởng của nghệ sĩ.
 Nội dung khách quan của văn học là toàn bộ đời sống hiện thực được tái hiện, từ các vấn đề lịch sử, con người, phong tục, đạo đức, xã hội, từ các chi tiết hiện thực đời sống nhỏ nhặt đến những biến cố xã hội lớn lao. Không chỉ miêu tả đời sống khách quan trong văn học còn thể hiện những tình cảm xã hội, ước mơ, khát vọng, cảm hứng, lí tưởng thẩm mĩ, những chân lí được thể nghiệm, những thiên hướng đánh giá... của chính tác giả. Toàn bộ đời sống hiện thực đi vào tác phẩm đã hóa thành nỗi niềm, khát vọng. Đọc Truyện Kiều, ta đâu chỉ thấy bộ mặt đời sống hiện thực xã hội phong kiến mà còn cảm nhận “tấm lòng sáu cõi, rộng nghìn đời” của Nguyễn Du thấm từng con chữ. Người xưa nói “viết như máu chảy đầu ngọn bút” chính là nói đến phần nội dung đầy cảm xúc chủ quan 

File đính kèm:

  • docde_tai_boi_duong_hoc_sinh_gioi_van_o_truong_pho_thong_dan_to.doc