Đề kiểm tra Cuối Học kì II Ngữ Văn 10 - Năm học 2020- 2021 (Có đáp án)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của thói quen lười biếng được nêu ở đoạn trích.
Câu 2. Nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ mở đầu đoạn trích.
Câu 3. Anh/chị có đồng ý rằng việc từ bỏ thói quen lười biếng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận cuộc sống bận rộn, áp lực không? Vì sao? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 10 dòng)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
(Trích Trao duyên- Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai, tr 105, Nxb GD).
Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích, từ đó nhận xét chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác giả gửi gắm qua đoạn thơ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Cuối Học kì II Ngữ Văn 10 - Năm học 2020- 2021 (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày đầu? Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bao giờ thật sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói quen lười biếng này ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta. Nó đơn thuần ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ mang lại lợi ích cho bản thân. Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác định những mục tiêu tuyệt vời nhất và đề ra những kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng nếu bạn không hành động, bạn đã thất bại rồi. Khi bạn lười biếng, bạn c..., áp lực - Học sinh phải lí giải được quan điểm của mình: + Đồng ý: Vì khi từ bỏ thói quen lười biếng, chúng ta sẽ quan tâm nhiều đến công việc, luôn bắt tay vào hành động và quyết tâm để đạt được mục tiêu đề ra, điều này khiến chúng ta có thể đối diện với nhiều khó khăn thử thách Vì vậy cuộc sống sẽ bận rộn hơn và áp lực hơn. + Không đồng ý: Vì dù công việc nhiều đến đâu nhưng nếu biết sắp xếp, làm việc có kế hoạch, chủ động, bản lĩnh thì chúng ta vẫn có thời gian để thư giản và dễ dàng vượt qua những áp lực. 1,0 II LÀM VĂN 7,0 Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích, từ đó nhận xét chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác giả gửi gắm qua đoạn thơ a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để đảm bảo các yêu cầu. * Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích *Cảm nhận đoạn trích - Về nội dung: + Mạch cảm xúc của đoạn thơ: Đây là những lời độc thoại nội tâm nhân vật khi hướng về Kim Trọng. Trong 8 câu thơ cuối nhưng có tới 5 câu cảm thán, là tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát + Phân tích bi kịch tình yêu qua các hình ảnh, từ ngữ, câu thơ : trâm gãy gương tan; kể làm sao xiết; phận bạc; lạy... + Phân tích 2 câu cuối: Tiếng gọi chàng Kim đầy đau đớn, tuyệt vọng, nghẹn ngào... - Về nghệ thuật: + Nghệ thuật khắc họa thành công tâm trạng nhân vật + Sử dụng từ ngữ tinh tế, các thành ngữ, biện pháp tu từ... *Chiều sâu tư tưởng nhân đạo mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích - Cảm thông chia sẻ với số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh và đề cập đến khát vọng tình yêu c
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_ngu_van_10_nam_hoc_2020_2021_co_d.docx