Chuyên đề Sử dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Lạc Lâm
Ngày nay, sự phát triển của Khoa Học và Công Nghệ đã làm thay đổi nhiều ngành nghề trong xã hội và tác động này sẽ còn mạnh mẽ hơn trong tương lai. Nhiều thống kê ở các nước phát triển cho thấy các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ so với các ngành nghề khác. Ví dụ, một thống kê ở Mỹ cho thấy, từ năm 2004 - 2014, lĩnh vực việc làm này đã tăng 26% và dự báo sẽ tăng thêm 22% từ nay cho tới 2025. Trong tương lai gần, máy tính sẽ dần thay thế hầu hết những công việc của con người với sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo.
Đứng trước sự thay đổi này, lực lượng lao động trong tương lai, với những kiến thức và kỹ năng cần thiết về điều khiển và phát triển công nghệ, sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng nếu không có kế hoạch đào tạo và phát triển. Đây là vấn đề được đặt ra không chỉ riêng với nước Mỹ mà là vấn đề toàn cầu, vì công nghệ sẽ chi phối tất cả các nước và tất cả doanh nghiệp.
STEM hay nói cách khác là liên môn giữa Khoa Học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán (Mathematics). STEM thực sự phá bỏ những rào cản vô hình được dựng lên ngăn cách kiến thức giữa các môn học thông thường trên lớp học. STEM dạy cho học sinh liên kết và ứng dụng những kiến thức phổ thông để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Những giá trị mà STEM mang lại rất cần thiết cho học sinh Việt Nam, đó chính là những “kỹ năng của thế kỷ 21” (kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề) và theo đúng 4 trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO (Học để biết - Học để làm - Học để phát huy bản thân - Học để chung sống).
Chính vì vậy, việc cho học sinh tiếp cận STEM (từ bậc tiểu học) sẽ giúp xây dựng những nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghệ phát triển. Từ những lý do trên, tổ Sinh – Lý – Hóa – CN chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề: “Sử dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 9 tại trường THCS Lạc Lâm”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Sử dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Lạc Lâm
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Ngày nay, sự phát triển của Khoa Học và Công Nghệ đã làm thay đổi nhiều ngành nghề trong xã hội và tác động này sẽ còn mạnh mẽ hơn trong tương lai. Nhiều thống kê ở các nước phát triển cho thấy các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ so với các ngành nghề khác. Ví dụ, một thống kê ở Mỹ cho thấy, từ năm 2004 - 2014, lĩnh vực việc làm này đã tăng 26% và dự báo sẽ tăng thêm 22% từ nay cho tới 2025. Trong tương lai gần, máy tính sẽ dần thay thế hầu hết những công việc của con người với sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo. Đứng trước sự thay đổi này, lực lượng lao động trong tương lai, với những kiến thức và kỹ năng cần thiết về điều khiển và phát triển công nghệ, sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng nếu không có kế hoạch đào tạo và phát triển. Đây là vấn đề được đặt ra không chỉ riêng với nước Mỹ mà là vấn đề toàn cầu, vì công nghệ sẽ chi phối tất cả các nước và tất cả doanh nghiệp. STEM hay nói cách ...hất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Quy trình xây dựng bài học STEM, tiêu chí xây dựng bài học STEM, quy trình tổ chức bài học STEM, tiêu chí đánh giá bài học STEM III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh trường THCS Lạc Lâm IV. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ: - Học sinh lớp 9 của trường THCS Lạc Lâm. - Các tài liệu có liên quan đến dạy học STEM. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: * Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về giáo dục STEM. - Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh THCS và THPT - Nguyễn Thanh Nga. - Dạy học chủ đề STEM cho học sinh THCS và THPT - Nguyễn Thanh Nga. - Dạy học tích hợp phát triển năng lực và giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trung học - Nguyễn Thanh Nga - Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019 - Các tài liệu khác tham khảo trên internet. * Phương pháp quan sát khoa học PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ: 1. Cơ sở lý luận Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra. 2. Cơ sở pháp lý Nguyên lý dạy học theo nghị quyết 29/TW: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội Chỉ thị số 16/CT-TTg của Th...ham dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế (Intel ISEF) và các cuộc thi, hội trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học, kĩ thuật. Các cuộc thi này coi trọng phát huy tư tưởng mới và rèn luyện năng lực sáng tạo, phong cách làm việc khoa học của học sinh. Giáo viên phổ thông cùng các giảng viên đại học, các nhà khoa học phối hợp hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề của thực tiễn... Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học đã thu hút học sinh tham gia; các “Dự án” của học sinh được tham gia dự thi và chia sẻ qua internet đã thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên dự án", tổ chức các "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo"; tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật, thể thao có tác dụng huy động các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh toàn diện... Những đổi mới trên đã góp phần đổi mới phương thức dạy học ở trường, góp phần bước đầu triển khai giáo dục STEM trong nhà trường. III. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Trình độ chuyên ngành của giáo viên được nâng cao, việc đánh giá những giá trị của phương pháp giáo dục STEM cũng được nâng lên cao hơn; - Đa số học sinh yêu thích khám phá và trải nghiệm; - Các trường được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng đầy đủ. 2. Khó khăn: a. Về phía giáo viên - Giáo viên mới bước đầu tiếp cận dạy học STEM, không được đào tạo chuyên sâu về phương pháp dạy học STEM; chưa được tập huấn nhiều sâu sát về dạy học STEM dẫn đến khi triển khai dạy học STEM còn lúng túng, chưa chủ động trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động dạy học theo STEM; - Quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử
File đính kèm:
- chuyen_de_su_dung_phuong_phap_giao_duc_stem_nham_phat_trien.doc
- BÌA (1).doc
- MỤC LỤC.doc
- Phụ lục 1 -Ke hoach hoat dong trải nghiem 2020-2021.doc
- Phụ lục 2 - HE THONG BAO DONG MUC NUOC HO CHUA.docx