Câu hỏi ôn tập Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề: Ứng dụng di truyền và Sinh vật môi trường

I/ Lý thuyết

Bài 1: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng toàn cá thể có kiểu gen Aa. Quá trình tự thụ phấn diễn ra liên tục qua 3 thế hệ. Xác định tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ ba.

Lời giải:

- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hộ tự thụ phấn thứ nhất là :

1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4 aa

- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ hai là :

3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa

- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ ba là :

7/16 AA: 1/8 Aa:7/16aa

Bài 2: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng toàn cá thể có kiểu gen Aa. Quá trình tự thụ phấn diễn ra liên tục qua 3 thế hệ. Xác định tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ n.

Lời giải:

- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ nhất là :

1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4 aa

- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ hai là :

3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa

- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ ba là :

7/16 AA: 1/8 Aa:7/16aa

Qua 3 thế hệ tự thụ phấn cho thấy cứ qua mỗi thế hộ tự thụ phấn thì tỉ lệ dị hợp tử giảm đi 1/2. Vậy, qua n thế hộ tự thụ phấn thì tỉ lệ dị hợp Aa = (1/2)n. Tỉ lệ các thể đồng hợp là AA = aa = (1 - (1/2)n)/2.

Bài 3: Quần thể ban đầu có : 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối liên tục thì tỉ lệ các kiểu gen như thế nào ?

Lời giải:

31 AA : 11 aa

docx 26 trang Lệ Chi 19/12/2023 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề: Ứng dụng di truyền và Sinh vật môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề: Ứng dụng di truyền và Sinh vật môi trường

Câu hỏi ôn tập Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề: Ứng dụng di truyền và Sinh vật môi trường
SINH HỌC 9
CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN
I/ Lý thuyết
Bài 1: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng toàn cá thể có kiểu gen Aa. Quá trình tự thụ phấn diễn ra liên tục qua 3 thế hệ. Xác định tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ ba.
Lời giải:
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hộ tự thụ phấn thứ nhất là :
1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4 aa
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ hai là :
3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ ba là :
7/16 AA: 1/8 Aa:7/16aa
Bài 2: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng toàn cá thể có kiểu gen Aa. Quá trình tự thụ phấn diễn ra liên tục qua 3 thế hệ. Xác định tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ n.
Lời giải:
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ nhất là :
1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4 aa
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ hai là :
3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tự thụ phấn thứ ba là :
7/16 AA: 1/8 Aa:7/16aa
Qua 3 thế hệ tự thụ phấn cho thấy cứ qua mỗi thế hộ tự thụ phấn thì tỉ lệ ...ệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là:
   A. 12,5%
   B. 25%
   C. 50%
   D. 75%
Câu 3: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây:
   A. Giao phối cận huyết
   B. Lai kinh tế
   C. Lai phân tích
   D. Giao phối ngẫu nhiên
Câu 4: Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì:
   A. Con lai kinh tế là giống không thuần chủng.
   B. Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.
   C. Làm giảm kiểu gen ở đời con.
   D. Làm tăng kiểu hình ở đời con.
Câu 5: Biểu hiện của thoái hoá giống là:
   A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng
   B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
   C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên
   D. Con lai có sức sống kém dần
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hoá giống:
   A. Các cá thể có sức sống kém dần
   B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm
   C. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường
   D. Nhiều bệnh tật xuất hiện
Câu 7: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
   A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau
   B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
   C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau
   D.Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
Câu 8: Giao phối cận huyết là:
   A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
   B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
   C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau
   D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng
Câu 9: Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là:
   A. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt
   B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ
   C. Xuất hiện quái thái, dị tật ở con
   D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ
Câu 10: Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là:
   A. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trườn...ộ, 
   - Nhân tố con người: kĩ thuật chăm sóc, khói bụi, rác thải, 
   - Nhân tố các sinh vật khác: quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 3: Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam biết rằng, loài cá này có giới hạn chịu nhiệt từ 5oC đến 42oC, trong đó điểm cực thuận là 30oC.
Trả lời
Trả lời
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
- Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt.
- Lá có tầng cu-tin dày, mô giậu phát triển.
- Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng).
- Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
- Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
- Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
- Lá có mô giậu kém phát triển.
- Chiều cao thân bị hạn chế.
- Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
- Điều tiết thoát hơi nước kém.
Bài 4: Trình bày khái niệm và phân loại môi trường sống của sinh vật.
Lời giải:
- Trong tự nhiên, mọi sinh vật đều sống trong môi trường sống của mình như cá sống trong môi trường nước, gấu sống trong rừng... Trong mỗi môi trường sống, mọi sinh vật đều chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường. Vì vậy, khái niệm môi trường sống của sinh vật dược hiểu như sau :
Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng.
- Sinh vật tồn tại trong môi trường sống là nhờ có những đặc điểm thích nghi (là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài) được thể hiện trong cấu tạo, hình thái, sinh lí, sinh thái và tập tính của mỗi loài.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu :
+ Môi trường nước (nước ngọt, nước mặn và nước lợ)
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường cạn)
+ Môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống của nhiều loài khi cơ thể sinh vật là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống... của chúng).
Như vậy, môi trường sống của sinh vật gồm môi trường vô sinh (môi trường nướ

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_sinh_hoc_lop_9_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_v.docx