Bài tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Đợt 2

Bài tập 1: Đọc đoạn văn bản sau:

     Học sinh chào thầy giáo, mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng như bất kì chúng ta chào ai  đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là thể hiện thái độ kính trọn, lễ phép với một người trên, xét ở mọi  góc độ( tuổi tác, học vấn , tư cách,…). Chào thầy giáo, cô giáo còn là một biểu hiện tiếp lối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “ tôn sư trọng đạo”. Chào thầy dạy ta, dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp. Nhưng có tình huống chào thầy đạc biệt: Đó là chào thầy trước giờ vào tiết học. Hầu như ở mọi lớp học hay giảng đường trên khắp thế giới, khi thầy giáo, cô giáo bước vào lớp, mọi thành viên trong lớp đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình, hoặc gật đầu, hoặc nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống ( hoặc nói “chào tất cả các em, mời các em ngồi”). Không khí lúc bấy giờ thật tĩnh lặng, trang nghiêm, xúc động. Dù trước đó, mọi người có ồn ào, bận bịu về chuyện riêng đến mấy, cũng đều nghiêm túc thu xếp lại, để bắt tay vào giờ học. Ấy vậy mà nhiều học sinh bây giờ hình như quên hẳn điều đó. Hoặc có thể tự họ cho rằng đó là một thủ tục hình thức, không cần hoặc làm chiếu lệ cũng được. Có trường hợp, khi thầy đã vào lớp, ho đang bận việc gì đấy nên ngại đứng dậy, cứ ngồi ì, hoặc nếu không bận thì họ cứ thản nhiên nói chuyện, thản nhiên nhìn thầy, liếc xung quanh, mặc ai chào thì chào. Cũng có khi học sinh không đứng hẳn lên, chỉ nhổm người lấy lệ. Còn có học sinh ngồi phía sau yên trí đã có bạn đứng che phía trước, nên cứ ung dung ngồi, cho rằng thầy, cô không nhìn thấy. Rất tiếc cho các bạn là mọi thầy cô giáo đều rất nhạy cảm, cho nên những trường hợp như thế cũng khó qua được cảm nhận của người thầy…

docx 9 trang Bảo Giang 29/03/2023 13800
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Đợt 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Đợt 2

Bài tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Đợt 2
BÀI TẬP NGỮ VĂN 7 – ĐỢT 2
Bài tập 1: Đọc đoạn văn bản sau:
 Học sinh chào thầy giáo, mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng như bất kì chúng ta chào ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là thể hiện thái độ kính trọn, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ( tuổi tác, học vấn , tư cách,). Chào thầy giáo, cô giáo còn là một biểu hiện tiếp lối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “ tôn sư trọng đạo”. Chào thầy dạy ta, dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp. Nhưng có tình huống chào thầy đạc biệt: Đó là chào thầy trước giờ vào tiết học. Hầu như ở mọi lớp học hay giảng đường trên khắp thế giới, khi thầy giáo, cô giáo bước vào lớp, mọi thành viên trong lớp đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình, hoặc gật đầu, hoặc nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống ( hoặc nói “chào tất cả các em, mời...ống ý như thế nào? Có thể gọi đó là hệ thống luận điểm được không? 
4, Để phục vụ cho các luận điểm đã nêu trên, người ta đã có nhiều lý lẽ và dẫn chứng- đó là luận cứ. Hãy chỉ ra những lý lẽ và dẫn chứng ấy. 
5, Vấn đề văn bản trên nêu ra có nhằm trúng một vấn đề có trong thực tế không? Em có tán thành ý kiến của văn bản trên không? Vì sao? Hãy đặt đầu đề cho văn bản.
6, Em có thể tách văn bản thành các phần trong bố cục hợp lí như thế nào?
Bài tập 2: Cho các văn bản sau:
Văn bản 1:
Thích buộc nhiều thắt lưng
Cả đời không đi dép
Chổi lúa dạo một vòng
Rác trong nhà biến sạch.
 ( Phạm Hổ)
Văn bản 2:
 Trà hoa nhài được nhiều người ưa dùng . Một gói trà hoa nhài biếu bố mẹ, người thân, nếu tự tay bạn ướp láy thì càng ý nghĩa. Bạn thử làm nhé . Lấy khoảng 300 gam hoa nhài tươi , phơi dưới trời nắng to cho khô . Lấy một nồi nhôm rửa sạch và lau thật khô . Bỏ hoa nhài vào và đặt trên bếp lò than vừa tắt , lợi dụng phần nhiệt còn lại của bếp để sấy khô . Đồng thời bạn lấy một kg trà , đổ lên hoa nhài , rồi đậy kín vung lại để một đêm . Sáng hôm sau , bạn mở vung , trộn trà và hoa đã sấy khô cho thật đều , rồi đổ vào hộp đựng trà . Trà ướp hoa nhài đã hoàn thành. Với cách này đảm bảo mùi vị và chất lượng của trà bảo đảm mà đơn giản giá thành rẻ.
 Văn bản 3:
 Cún Hoa nghỉ học đã mấy hôm rồi . Thầy giáo nói Cún Hoa bị bệnh đường tiêu hóa.
 Hôm nay hết giờ học, Cún Mực xin phép mẹ sang nhà Cún Hoa thăm bạn. Vừa bước chân vào, đã nghe mẹ Cún Hoa than phiền:
- Cún Hoa không nghe lời cô gì cả , có bệnh mà không chịu uống thuốc, cứ kêu đắng. Cháu khuyên nó giúp cô với.
 Cún Mực liền lôi từ trong chiếc làn nhỏ mang theo một nải chuối tiêu và một túi lê, rồi bảo:
- Thế những “ thuốc ” này câu có chịu uống không ?
Cún Hoa ngạc nhiên :
- Sao hoa quả cậu lại gọi là thuốc ?
Cún Mực nhẹ nhàng giải thích :
- Chuối Tiêu cũng rất tốt cho đường ruột . Còn ăn lê có thể giảm nóng trong người . Đó chính là những vị thuốc đấy . Mẹ tớ bảo mang sang để cho cậu ăn chóng khỏi b...thuốc rầm rộ mọc lên , làm ăn phát đạt như bây giờ! Nếu lấy tỉ lệ rất thấp là 20 % học sinh , sinh viên cận thị (mặc dù tỉ lệ thật sự cao hơn nhiều ) , thì trong số 22 triệu học sinh và gần một triệu sinh viên đại học, caođẳng có đến trên bốn triệu cháu cận thị . Hãy làm một bài tính nhỏ: Một chiếc kính cận giá trung bình một trăm nghìn đồng , thì một năm phải chi hơn bốn trăm tỉ đồng vào cái việc đáng lẽ ra không đáng chi đó( ấy lại chưa kể sáu tháng lại đi đo mắt , thay kính một lần , số tiền cũng phải là bốn trăm tí nữa ). Tại sao học sinh, sinh viên cận thị nhiều ? – Vì nhà trường thiếu trách nhiệm ! Nói rằng điều kiện các phòng học hạn chế thì thế hệ chúng tôi trước đây - những người đang ở độ tuổi 50 , điều kiện học còn khó khăn hơn . Nhưng bù lại , chúng tôi có những người thầy biết quan tâm đến đôi mắt học sinh . Khi viết , bất cứ ai cúi xuống sát trang sách , trang vở liền được thầy uốn nắn , đe nẹt , thậm chí phạt . Nhờ sự nghiêm khắc có trách nhiệm đó , nên số người bị cận thị không đáng kể.
 Gia đình thiếu trách nhiệm ! Tối tối , bố mẹ mải xem phim , xem báo hoặc mải kiếm tiền , mặc cho đôi mắt con mình đang bị các con chữ lít nhít làm cho mờ nhoè . Sự nhắc nhở nếu có cũng chỉ là hình thức , không có biện pháp cụ thể . Nhờ chiếc thước luôn dứ lên , dự xuống của bố khi tôi ngồi học , mà tôi không cận thị ! Và còn tại nhiều điều khác nữa : xem ti vi, “chơi điện tử trước máy vi tính quá nhiều. Chưa kể hết , để có lợi nhuận cao, các loại truyện viết cho thiếu nhi và những tờ báo dành riêng cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, in trang nhỏ quá, in chữ quá mờ, sử dụng loại giấy quá xấu . . . Nhìn vào lớp học loa loá nhiều cặp kính trắng mà những người có trách nhiệm vẫn vô cảm, không sốt ruột thì số lượng học sinh cận thị còn gia tăng? Sẽ là thế nào nếu thế hệ con em chúng ta , cuộc đời cứ phải gắn liền với đôi kính cận? .
 ( Nhà văn Đình Kính , Báo Văn nghệ số 38 , ngày 21 - 9 - 2002) 
1, Đây là một văn bản nghị luận đời sống. Bố cục của văn bản như thế nào ?

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_ngu_van_lop_7_dot_2.docx