Ôn tập văn nghị luận Lớp 7 - Trường THCS Kim Đồng

B. BÀI TẬP THỰC HÀNH.

  Bài 1:

          Hãy nêu luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản " “Lợi ích của việc đọc sách" trong SGK.

 

Gợi ý trả lời:

1. Luận điểm: ích lợi của việc đọc sách đối với con người.

2. Luận cứ:

          + Sách mang đến cho con người trí tuệ, hiểu biết vầ mọi mặt (lịch sử, địa lý, văn chương…)

          + Sách giúp con người hiểu biết những cái đã qua ( lịch sử dân tộc…) hướng tới tương lai.

          +Sách giúp con người thư giãn, thưởng thức trò chơi.

          + Sách giúp con người sống đúng, sống đẹp, mang đến cho con người những lời khuyên, những bài  học bổ ích.

          + Cần biết chọn sách và quí sách và biết cách đọc sách.

3. Lập luận

          + Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển của tâm hồn, trí tuệ cần phải đọc sách.

          + Những ích lợi và giá trị của việc đọc sách.

          + Phải biết chọn sách để đọc, biết cách đọc sách.

doc 4 trang Bảo Giang 30/03/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập văn nghị luận Lớp 7 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập văn nghị luận Lớp 7 - Trường THCS Kim Đồng

Ôn tập văn nghị luận Lớp 7 - Trường THCS Kim Đồng
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN 
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
I. Thế nào là văn nghị luận?
	Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
	Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội thì mới có ý nghĩa.
II. Đặc điểm của văn bản nghị luận.
1. Luận điểm, luận cứ và lập luận.
	a. Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
	b. Luận cứ: Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
	c. Lập luận: Là cách nêu luậ...ười thư giãn, thưởng thức trò chơi.
	+ Sách giúp con người sống đúng, sống đẹp, mang đến cho con người những lời khuyên, những bài học bổ ích.
	+ Cần biết chọn sách và quí sách và biết cách đọc sách.
3. Lập luận
	+ Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển của tâm hồn, trí tuệ cần phải đọc sách.
	+ Những ích lợi và giá trị của việc đọc sách.
	+ Phải biết chọn sách để đọc, biết cách đọc sách.
 Bài 2:
	Viết đoạn văn nghị luận từ 10 đến 12 câu bàn về luận đề: Nói chuyện riêng trong giờ học vừa vi phạm nội qui nhà trường, vừa thể hiện hành vi thiếu văn hoá (dự kiến các luận điểm em sẽ sử dụng trong đoạn văn)
Bài 3: Có chí thì nên
 	Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn nghị luận trên.
Gợi ý
1. Tìm hiểu đề:
	- Đề nêu lên vấn đề: vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực
	- Đối tượng và phạm vi nghị luận: ý chí, nghị lực.
	- Khuynh hướng; khẳng định có ý chí nghị lực thì sẽ thành công.
	- Người viết phải chứng minh vấn đề.
2. Lập ý:
a. Mở bài:
	+ Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết.
	+ Đó là một chân lý.
b.Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
	- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
	- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
	- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
	- Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
	- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ q...h thần học tập
3. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

File đính kèm:

  • docon_tap_van_nghi_luan_lop_7_truong_thcs_kim_dong.doc