Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 9 - Tiết 41 đến Tiết 44

BÀI 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.

ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.

- Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang, từ.

- Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

- Dùng ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ͠   ) để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.

B. BÀI TẬP: KHOANH TRÒN ĐÁP ÁN TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG:

Câu 1:Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện là chủ yếu?

A. Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện

B. Dùng dòng điện xoay chiều để thắp sáng một bóng đèn nêôn

C. Dùng dòng điện xoay chiều để sử dụng tivi trong gia đình

D. Dùng dòng điện xoay chiều để chạy một máy bơm nước

Câu 2: Trên mặt một dụng cụ đo có ghi kí hiệu (V ~). Dụng cụ này dùng để đo đại lượng nào?

A. Đo hiệu điện thế của dòng điện một chiều                  B. Đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều

C. Đo cường độ của dòng điện một chiều                         D. Đo cường độ của dòng điện xoay chiều

Câu 3: Dòng điện nào là dòng điện xoay chiều trong các trường hợp sau:

A. Dòng điện chạy qua các thiết bị điện trong gia đình  B. Dòng điện chạy qua bình điện phân

C. Dòng điện chạy qua động cơ điện một chiều         D. Dòng điện chạy qua bóng đèn ở trong đèn pin

Câu 5: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 thanh nam châm thẳng. Khi đóng khoá K, thanh nam châm dao động chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng: 

A. Cơ                                     B. Nhiệt                               C. Quang                            D. Từ

Câu 6: Một bóng đèn có ghi 12V – 1,5W lần lượt được mắc vào mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 12V thì:

A. cả hai trường hợp đèn sáng như nhau                   C. khi mắc vào mạch điện một chiều đèn sáng hơn

B. khi mắc vào mạch điện xoay chiều đèn sáng hơn  D. không đủ điều kiện để biết đèn nào sáng hơn

Câu 7: Trong các tác dụng của dòng điện, tác dụng không phụ thuộc vào chiều của dòng điện là tác dụng:

A. Nhiệt                                 B. Quang                               C. Từ                          D. Cả A và B đều đúng

docx 4 trang Lệ Chi 19/12/2023 6120
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 9 - Tiết 41 đến Tiết 44", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 9 - Tiết 41 đến Tiết 44

Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 9 - Tiết 41 đến Tiết 44
TIẾT 41 - BÀI 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
- Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang, từ.
- Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
- Dùng ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ͠ ) để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.
B. BÀI TẬP: KHOANH TRÒN ĐÁP ÁN TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG:
Câu 1:Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện là chủ yếu?
A. Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện
B. Dùng dòng điện xoay chiều để thắp sáng một bóng đèn nêôn
C. Dùng dòng điện xoay chiều để sử dụng tivi trong gia đình
D. Dùng dòng điện xoay chiều để chạy một máy bơm nước
Câu 2: Trên mặt một dụng cụ đo có ghi kí hiệu (V ~). Dụng cụ này dùng để đo đại lượ... chỉ giá trị 0	B. Vẫn chỉ giá trị cũ là 1,5A
C, Dao động quanh giá trị ) với biên độ 1,5A	D. Quay ngược lại và chỉ -1,5A
Câu 10: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng:
A. nhiệt	B. phát sáng
C. từ	D. nhiệt, phát sáng và từ
TIẾT 42 - BÀI 36 + 37: CHỦ ĐỀ: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA. MÁY BIẾN THẾ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Truyền tải điện năng đi xa
- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng bị hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. P hp = 
2. Máy biến thế
- Cấu tạo: +Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. +Một lõi sắt hay thép có pha silic dùng chung cho cả hai cuộn.
- Hoạt động: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
- Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây tương ứng. = 	
B. BÀI TẬP: KHOANH TRÒN ĐÁP ÁN TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
Câu 1: Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là :
A. P hp = 	B. P hp = 	C. P hp = 	D. P hp = 
Câu 2: Cùng công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV sẽ :
A. Lớn hơn 2 lần. 	B. Nhỏ hơn 2 lần.	C. Nhỏ hơn 4 lần. 	D. Lớn hơn 4 lần.
Câu 3: Khi truyền tải đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí vì tỏa nhiệt, dùng cách nào trong các cách dưới đây để có lợi hơn?
A. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên 2 lần 	C. Giảm chiều dài 2 lần
B. Giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đi 2 lần	D. Tăng tiết diện dây lên 2 lần 
Câu 4: Gọi n1, n2 là số vòng dây ở cuộn sơ cấp và thứ cấp; U1, U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu c... đặt một máy tăng thế với các cuộn dây có số vòng là 500 vòng và 11000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1000V, công suất điện tải đi là 110.000W
a.Tìm hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế
b.Tìm công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết rằng điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 100W
Tóm tắt
Giải
TIẾT 44 - BÀI 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
- Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng:
A. tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác
B. tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
C. tia sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
D. tia sáng bị gãy khúc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt
B. Khi ta soi gương
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh
D. Khi ta xem chiếu bóng
Câu 3: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Trên đường truyền trong không khí	B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước
C. Trên đường truyền trong nước	D. Tại đáy xô nước
Câu 4: Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì:
A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới	B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới
C. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới	D. Cả 3 trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra
Câu 5: Chiếu một tia sáng từ nước ra không khí với góc tới bằng 30 độ thì:
A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn 30 độ	B. Góc khúc xạ sẽ bằ

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_day_hoc_vat_li_lop_9_tiet_41_den_tiet_44.docx