SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong Chương VI: “Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954” Lịch sử 9

1. Lý do chọn đề tài:

Trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta, môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dựa vào môi trường sống để đánh giặc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp (1946- 1954), là 1 giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, cá nhân tôi thực sự rất tự hào về chiến công hiển hách của dân tộc, và thực sự nhận thấy rằng, một trong nguyên nhân chúng ta đánh bại được một đế quốc lớn là Đảng và nhân dân ta đã phát huy lợi thế của dân tộc ta mà cụ thể đó là vùng núi rừng Tây Bắc rậm rạm, hùng vĩ. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết “ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Một câu thơ chỉ 8 chữ mà đã thể hiện được một chiến lược của Đảng ta đó là: Phát huy lợi thế của ta, biến lợi thế đó thành khó khăn của địch.”che” bộ đội nhưng cũng chính là khu rừng đó lại “vây” quân thù. Thử hỏi nếu không được sự che chở của cánh rừng rậm rạp thì cuộc kháng chiến của quân và dân ta còn gặp biết bao tổn thất, hi sinh mất mát nữa. 

Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra trên đất nước chúng ta nói chung và vùng núi rừng Tây Bắc nói riêng là rừng đang bị tàn  phá nghiêm trọng. Diện tích rừng đang giảm rất nhanh trong thời gian gần đây và không có dấu hiệu dừng lại. Đó là thực tế đáng buồn, đáng báo động. 

Trong thời tiết nắng nóng đầu mùa, hiện tượng cháy rừng rất dễ xảy ra trên khắp cả nước cũng như địa phương của chúng ta. Nếu không nâng cao ý thức phòng chống cháy rừng thì hậu quả sẽ càng nguy hiểm hơn nữa.

Hơn nữa, huyện Nghĩa Đàn của chúng ta là một vùng đất nằm ở phía Tây Bắc Nghệ An  toàn huyện có 18.20510 ha diện tích rừng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 25,40%. Đó là con số khá khiêm tốn, vì vậy cần phải chú trọng vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ rừng hơn nữa.

doc 14 trang Lệ Chi 22/12/2023 6320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong Chương VI: “Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954” Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong Chương VI: “Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954” Lịch sử 9

SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong Chương VI: “Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954” Lịch sử 9
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG VI: “VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954”
 – LỊCH SỬ 9.
 I. Đặt vấn đề: 
Ngay từ buổi ban đầu của xã hội nguyên thủy, con người đã dựa vào thiên nhiên trong cuộc đấu tranh sinh tồn của mình. Đó là cuộc sống săn bắt, hái lượm. Có thể nói cuộc sống của loài người từ thuở ban sơ đã phụ thuộc vào thiên nhiên, môi trường sống.
Trong quá trính phát triển của xã hội loài người ngày nay cuộc sống văn minh hơn, con người đã tự chủ được nguồn thức ăn, không còn phụ thuộc vào thiên nhiên nữa nhưng cũng không tách khỏi môi trường sống. Môi trường sống xung quanh chúng ta dù ở thời đại nào, khong gian nào cũng luôn ảnh hưởng, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến con người.
Trước hết, chúng ta càn hiểu về khái niệm môi trường là gì?
 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và h... vệ rừng hơn nữa.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ:
Thông qua các bài học trong chương để giúp cho học sinh nhận thức được: 
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta đã dựa vào vùng núi rừng hiểm trở của Tây Bắc để đánh giặc, núi rừng đã che chở ngụy trang để dân công hỏa tuyến chở hàng hóa, đồ dùng, vũ khí vào tận căn cứ của ta mà địch không hề phát hiện. Những cuộc hành quân và chiến đấu của bộ đội ta cũng được tiến hành kín đáo dưới cánh rừng rậm rạm. Trong khi đó, đối với quân Pháp thì vùng núi rừng Tây bắc nhất là vào mùa mưa, việc di chuyển bằng đường bộ là cực kì nan giải. Do vậy, Pháp hoàn toàn không ngờ bằng sức người và với các phương tiện hết sức thô sơ, quân và dân ta đã vượt qua được khó khăn về địa hình, thời tiết để chuẩn bị và tiến hành kháng chiến thắng lợi.
Hiện nay, rừng còn cho con người các giá trị về kinh tế, du lịch, phục vụ nghiên cứu khoa học. Bởi vậy rừng và môi trường nói chung có vai trò cực kỳ quan trọng trọng công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như phát triển kinh tế.
Qua đó, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu quý môi trường sống xung quanh chúng ta và có ý thức giữ gìn, bảo vệ rừng. xây dựng môi trường tốt hơn mà cụ thế là ý thức bảo vệ rừng.
3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 9.
II. Cơ sở lý luận: 
Như đã nói ở trên các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang đe dọa cuộc sống con người hàng ngày, hàng giờ. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. 
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ...g việc dạy học lịch sử vào các chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về môi trường để làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn chứ không làm cho việc dạy học bộ môn thêm nặng nề, quả tải làm hiệu quả giáo dục không cao.
- Ở những bài nào có nội dung sở trường, ưu thế trong giáo dục bảo vệ môi trường thì mới tích hợp chứ không bắt buộc phải tiến hành ở tất cả các chương, bài trong toàn bộ chương trình.
- Nên tích hợp giáo dục môi trường trong các tiết ngoại khóa, lịch sử địa phương, hoạt động ngoài giờ lên lớp chứ không chỉ tiến hành trong bài nội khóa.
- Tiến hành tích hợp phải khéo léo, đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, nêu vấn đề gần gũi với thực tế gia đình và địa phương các em để tạo sự hứng thú, tích cực, tự giác cho học sinh.
- Giáo dục học sinh cần liên hệ với công việc thực tế hằng ngày mà các em thường xuyên làm ở nhà, ở trường , lớp.
2. Cách tiến hành lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương VI: “ Việt Nam từ cuối năm 1946 đến 1954”– Lịch sử 9:
(Tác giả xin được phép xây dựng giáo án của phần mục được tích hợp nội dung môi trường chứ không xây dựng toàn bộ giáo án để người đọc dễ nắm được nội dung một cách cô đọng hơn).
Ở bài 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946- 1950) (T2
1.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được: Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trong các mặt trận chính trị, quân sự kinh tế ngoại giao, văn hóa giáo dục, âm mưu và thủ đoạn của thực dân pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến ( 1946 -1950 ).
Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Rèn luyện cho HS:
	+ Kỹ năng phân tích nhận định đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
	+ Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, phân tích bản đồ các chiến dịch và các trận đánh.
2. Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục môi trường.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trườn

File đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_chuong_vi_viet_nam_t.doc