SKKN Một vài kinh nghiệm nhỏ khi dạy văn bản Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ri trong CT Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học thông qua chất liệu đặc biệt là ngôn từ. Văn học giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, nâng đỡ tâm hồn tình cảm của con người để cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Sự nhận thức tình cảm đó phụ thuộc rất nhiều vào bề dày vốn sống và tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Do vậy, dạy Ngữ văn về một phương diện nào đó là dạy cách tiếp nhận văn học bằng chính tâm hồn và cảm xúc.
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong chương trình dạy học ở trường phổ thông và có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách học sinh, nhất là mặt bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng việc dạy văn, học văn hiện nay đang bộc lộ nhiều khó khăn, nhược điểm mà rõ nhất là hiện tượng học sinh thiếu hứng thú say sưa. Kết quả tất yếu là các em nói kém, viết kém, diễn đạt kém, ảnh hưởng xấu tới việc học tập những môn khác. Điều đáng buồn hơn là chấm bài văn của các em, quan sát giờ các em học văn chúng ta rất băn khoăn, hình như các em thiếu rung động và xúc cảm trước những cái đẹp và nỗi đau của đời người, thiếu suy nghĩ về tình yêu và lẽ sống ... nhất là đối với các văn bản văn học nước ngoài thì việc tiếp nhận và cảm thụ của các em lại càng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong khi đó mảng văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THCS có nhiều tác phẩm văn học hay, khơi gợi được nhiều cảm xúc cho các thế hệ người học như: Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió, Hai cây phong, Chiếc lá cuối cùng..... Những tác phẩm này đã thể hiện thật sâu lắng tình người, tình đời… Làm thế nào để neo đậu vào trong trái tim các em những tình cảm sâu lắng ấy? Làm thế nào để khơi gợi sự rung động trong tâm hồn tuổi học trò những ý nghĩa sâu xa của tình yêu và lẽ sống?
Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn bậc THCS, việc đổi mới phương pháp dạy học văn nhằm tới đích cuối cùng là học sinh tiếp nhận được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn chương là việc thường xuyên tôi trăn trở và cố gắng tìm ra những giải pháp. Trong cụm văn bản văn học nước ngoài của chương trình ngữ văn 8 tôi đặc biệt thấy văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen – ri là một văn bản hay, chứa đựng nhiều triết lý sâu xa, ý nghĩa. Vì vậy, tôi chọn văn bản này để thực hiện thao giảng ở Trường THCS Nghĩa Hội và thực hiện dạy chủ đề nghiên cứu bài học ở Trường THCS Phú Thọ, dạy thể nghiệm tập huấn dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở Trường THCS Thị Trấn Nghĩa Đàn. Từ thực tế dạy học tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một vài kinh nghiệm nhỏ khi dạy văn bản Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ri trong chương trình Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực” nhằm góp một ý kiến nhỏ trong việc đổi mới cách dạy, cách học ngữ văn hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm nhỏ khi dạy văn bản Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ri trong CT Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học thông qua chất liệu đặc biệt là ngôn từ. Văn học giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, nâng đỡ tâm hồn tình cảm của con người để cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Sự nhận thức tình cảm đó phụ thuộc rất nhiều vào bề dày vốn sống và tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Do vậy, dạy Ngữ văn về một phương diện nào đó là dạy cách tiếp nhận văn học bằng chính tâm hồn và cảm xúc. Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong chương trình dạy học ở trường phổ thông và có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách học sinh, nhất là mặt bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng việc dạy văn, học văn hiện nay đang bộc lộ nhiều khó khăn, nhược điểm mà rõ nhất là hiện tượng học sinh thiếu hứng thú say sưa. Kết quả tất yếu là các em nói kém, viết kém, diễn đạt kém, ảnh hưởng xấu tới việc học tập những môn khác. Điều đáng buồn hơn là chấm bài văn của các em, quan sát giờ các em học văn chúng ta rất băn khoăn, hình như...y đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Theo tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học thì việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường cũng đề cao vai trò chủ động, tích cực học tập của học sinh trong hoạt động nhận thức cảm thụ và vận dụng các kĩ năng văn học, thầy không còn là người chỉ biết truyền thụ kiến thức, kỹ năng văn học tới học sinh mà thầy giáo giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá để hiểu, cảm, vận dụng các kiến thức, kỹ năng văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn, phỏng đoán hay áp đặt. Học sinh sẽ được hiểu, cảm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, bộc lộ sự tiếp thu và cảm thụ ấy bằng ngôn ngữ, tình cảm của lứa tuổi mình. Các kỹ...ột thách thức đối với giáo viên. Qua nhiều lần hội thảo, sinh hoạt chuyên môn và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã xây dựng đề tài nhỏ này nhằm gửi gắm, trao đổi một vài ý kiến riêng của bản thân trong việc tiếp cận văn bản Chiếc lá cuối cùng của O. Hen - ri với đồng nghiệp để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học ngữ văn hiện nay. 3. Nội dung giải pháp Để dạy đúng, dạy hay một văn bản văn học là một điều không phải dễ dàng. Nhất là với một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa như Chiếc lá cuối cùng của O – Hen - ri. Nhà phê bình Đặng Thai Mai từng viết giảng văn là thông qua một (hay một số) tác phẩm, nêu bật “cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả”. Vì vậy, để dạy tốt văn bản Chiếc lá cuối cùng cần lưu ý: - Với văn chương, nghệ thuật trước tiên thể hiện ở từ ngữ. Nhưng Chiếc lá cuối cùng lại là bản dịch, do đó giáo viên cần lưu ý phân tích nghệ thuật thông qua cách xây dựng nhân vật, cách bố trí tình tiết mang nhiều kịch tính trong tác phẩm. - Chỉ với thời lượng 2 tiết, làm sao truyền đạt hết cái hay, cái đẹp của Chiếc lá cuối cùng? Ấy là chưa kể: quá khó sắp xếp thời gian để học trò trao đổi, phát biểu cảm tưởng. Vì vậy giáo viên cần phải khéo léo sắp xếp các hoạt động học tập để đảm bảo về thời lượng bài học. - Học sinh lớp 8 là lứa tuổi phù hợp với truyện Chiếc lá cuối cùng, nhưng hiểu biết ngữ văn nói riêng, đời sống nói chung còn nhiều hạn chế nên việc hiểu và thẩm thấu tác phẩm nhất là các em học sinh ở các Trường THCS Nghĩa Hội, Trường THCS Phú Thọ... gặp nhiều khó khăn. Để giúp học sinh có thể hiểu sâu tác phẩm giáo viên có thể giao cho học sinh về nhà chuẩn bị các bài thuyết trình và tranh luận về văn bản Chiếc lá cuối cùng vào các giờ ngoại khóa. Qua những hoạt động như vậy vừa kích thích tinh thần nghiên cứu học hỏi vừa tạo sân chơi vui vẻ, hữu ích cho các em. - Bất kì một tác phẩm văn học nào muốn truyền đạt cho học sinh hiểu hết vẻ đẹp của nó trước tiên người giáo viên phải có một quá trình tìm tòi, suy nghĩ. Để tiếp cận văn
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_nho_khi_day_van_ban_chiec_la_cuoi_c.doc