SKKN Góp phần rèn luyện kỹ năng giải bài tập hình học không gian cho học sinh Lớp 11 thông qua một số dạng bài tập cơ bản

Lí do chọn đề tài 

Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT, dạy toán ở trường phổ thông là dạy hoạt động toán học. Luyện tập cho học sinh giải được bài tập toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học, giúp học sinh phát triển tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Để học sinh giải được bài tập Toán trước tiên phải rèn luyện kỹ năng giải Toán, giúp  người học cách suy nghĩ, phương pháp giải và khả năng vận dụng kiến thức, cách hệ thống các dạng bài tập.

Thực tiễn dạy học cho thấy khi học Hình học không gian (HHKG) rất nhiều học sinh e ngại nhất là đối với đa số các học sinh nữ và các em có học lực dưới mức trung bình khá. Nhưng nếu các em được rèn luyện kỹ năng vẽ hình, kỹ năng giải các bài toán hình học không gian một cách có hệ thống, giáo viên xây dựng được một số dạng bài tập toán nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán thì học sinh có khả năng tốt hơn để giải bài toán trong không gian, các em sẽ thấy hứng thú và yêu thích môn học hơn và sẽ dần dần bớt ngại khó khi làm bài tập, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường phổ thông. Những kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh như kỹ năng vẽ hình, kỹ năng vận dụng các định lý, quy tắc, phương pháp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ toán học,…hình thành cho các em một số các kỹ năng và phương pháp giải bài tập, thông qua việc lựa chọn các dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh. 

Thực tế đã có một số đề tài nghiên cứu rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh theo các vấn đề khác nhau của chương trình Toán Trung học phổ thông, nhưng chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề cụ thể về việc tập hợp một cách có hệ thống các kỹ năng và các dạng bài tập cần thiết rèn luyện cho học sinh khi dạy học Hình không gian lớp 11. Với những lí do như trên tác giả lựa chọn đề tài:

 “Góp phần rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hình học không gian cho học sinh lớp 11 thông qua một số dạng bài tập cơ bản”.

1. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

+) Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng giải toán.

+) Nghiên cứu kỹ năng giải một số dạng bài tập toán Hình học không gian lớp 11.

+) Bài tập theo chủ đề nhằm rèn luyện một số kỹ năng giải toán Hình học không gian chương trình hình học 11 THPT cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường phổ thông.

2. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu

Quá trình dạy học các tiết luyện tập và ôn tập chương trình Hình Học không gian cho học sinh lớp 11 .

doc 68 trang Lệ Chi 22/12/2023 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Góp phần rèn luyện kỹ năng giải bài tập hình học không gian cho học sinh Lớp 11 thông qua một số dạng bài tập cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Góp phần rèn luyện kỹ năng giải bài tập hình học không gian cho học sinh Lớp 11 thông qua một số dạng bài tập cơ bản

SKKN Góp phần rèn luyện kỹ năng giải bài tập hình học không gian cho học sinh Lớp 11 thông qua một số dạng bài tập cơ bản
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ VIẾT THUẬT
-------------o0o------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
 HÌNH HỌC KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 11 
THÔNG QUA MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
Môn: TOÁN
818 173
Người thực hiện:	 Mai Thị Khánh Xuân
Năm học 2019 - 2020
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài 
Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT, dạy toán ở trường phổ thông là dạy hoạt động toán học. Luyện tập cho học sinh giải được bài tập toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học, giúp học sinh phát triển tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Để học sinh giải được bài tập Toán trước tiên phải rèn luyện kỹ năng giải Toán, giúp người học cách suy nghĩ, phương pháp giải và khả năng vận dụng kiến thức, cách hệ thống các dạng bài tập.
Thực tiễn dạy học cho thấy khi học Hình học không gian (HHKG) rất nhiều học sinh e ngại nhất là đối với đa số các học sinh nữ và các em có học lực...ật và giải quyết thành công nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định”.
+ “Kỹ năng là một nghệ thuật, là khả năng vận dụng hiểu biết có được ở bạn để đạt được mục đích của mình, kỹ năng còn có thể đặc trưng như toàn bộ thói quen nhất định, kỹ năng là khả năng làm việc có phương pháp”.
+ “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”.
+ “Trong Toán học kỹ năng là khả năng giải các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như phân tích có phê phán các lời giải và chứng minh nhận được”.
Như vậy, dù phát biểu dưới góc độ nào, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp) để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Nói đến kỹ năng là nói đến cách thức thủ thuật và trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được mục đích đã định. Kỹ năng chính là kiến thức trong hành động.
3.2. Phương pháp điều tra quan sát
- Dạy Hình học không gian trong chương trình Toán THPT có hai quyển SGK: SGK Hình học 11 nâng cao và SGK Hình học 11. Ở trường THPT Lê Viết Thuật: dạy học sinh theo SGK Hình học 11 dành cho học sinh học ban cơ bản .
 	Trong chương trình lớp 11, học sinh được học đầy đủ và có hệ thống về bộ môn HHKG. Đây là phần nội dung khó, phong phú và đa dạng về loại bài tập đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp, khả năng suy đoán, trí tưởng tượng không gian, kỹ năng vẽ hình, kỹ năng tính toán có nhiều bài tập đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu toán mới giải được. Cũng chính vì thế mà khi dạy học đòi hỏi GV có khả năng rèn luyện kỷ năng giải các dạng bài tập cũng như các phương pháp giải tương ứng từng dạng bài tập toán cho học sinh.
- Khi dạy và học toán HHKG nói chung các GV và học sinh thường gặp một số khó khăn với nguyên nhân như là:
+) Học sinh có trí tưởng tượng không gian chưa tốt.
+) Do đặc thù môn học nên việc tiếp thu và sử dụng các kiến thức HHKG là vấn đề khó đối với học sinh.
+) Học sinh quen với HHP nên dễ nhầm lẫn khi sử dụng các tính chất trong hình học phẳng mà không đúng trong HHKG...h tia, đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
+ Biến 2 đường thẳng song song thành 2 đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
+ Không làm thay đổi tỷ số độ dài hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng hoạc hai đường thẳng song song.
1.2. Hình biểu diễn
Do những tính chất đã nêu của phép chiếu song song nên hình biểu diễn được vẽ như sau:
- Hình tam giác => Hình tam giác có dạng tùy ý (tam giác thường, tam giác cân, tam giác vuông).
- Hình bình hành => Hình bình hành tùy ý (Hình bình hành , hình chữ nhật, hnh vuông, hình thoi).
- Thường dùng e líp để biểu diễn đường tròn.
Do hình biểu diễn của bài tập hình không gian phải thỏa mãn các tính chất đã nêu nên việc vẽ hình biểu diễn khó hơn rất nhiều so với hình học phẳng, đòi hỏi học sinh phải hiểu đề bài và biết cách vẽ hình biểu diễn khi học hình học không gian. Người dạy qua các bài tập hướng dẫn học sinh vẽ hình biểu diễn qua đó hình thành kỹ năng vẽ hình cho học sinh, thao tác đầu tiên để đi đến bước tiếp theo hoàn thành lời giải của bài tập toán Hình học không gian.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Vẽ hình biểu diễn của tứ diện ABCD
- Bước 1: Vẽ tam giác bất kỳ BCD (một cạnh khuất)
- Bước 2: Lấy điểm A ngoài tam giác BCD
- Bước 3: Nối A với điểm B: B; D. 
Ví dụ 2: Vẽ hình biểu diễn hình chóp tam giác đều S.ABC, có đường cao SH.
Vì hình chóp tam giác đều nên học sinh phải hiểu các tính chất của hình chóp tam giác đều mới vẽ được hình biểu diễn.
- Vẽ đáy là tam giác ABC bất kỳ có nét khuất AB (mặc dầu đáy là tam giác đều).
- Do đường cao SH của hình chóp tam giác đều có H trùng với tâm của tam giác ABC, nên vẽ H là giao của ba đường trung tuyến tam giác ABC (do tam giác ABC đều).
- Vẽ SH (nhìn như vuông góc với AB).
- Nối SA; SB; SC. 
 	Ví dụ 3. Vẽ hì hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
- Vẽ đáy ABCD là hình bình hành.
- Vẽ hình chữ nhật AA’B’B
- Từ các đỉnh C, D kẻ các đoạn thẳng CC’, DD’, song song và bằng AA’.
- Nối A’B’, B’D’, D’B’.
Qua quá trình luyện tập ra thêm các bài tập cho học sinh luyện tập từ đó hìn

File đính kèm:

  • docskkn_gop_phan_ren_luyen_ky_nang_giai_bai_tap_hinh_hoc_khong.doc