Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12

Như chúng ta đã biết, đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người thầy, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.

Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thiết kế các hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm khơi dậy niềm say mê sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.

 Với vị trí và chức năng của môn học, môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học phụ và là một môn học mà ít được giáo viên và xã hội quan tâm. Từ đó giúp cho học sinh và một bộ phận giáo viên hiểu đúng đắn môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, phong cách của con người mới.

Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn giải pháp khoa học “Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân lớp 12, với hi vọng đáp ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà ngành giáo dục đang thực hiện nói chung và của môn Giáo dục công dân nói riêng.

doc 32 trang Bảo Giang 30/03/2023 10460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12
1.Phần thứ nhất : Đặt vấn đề.
Như chúng ta đã biết, đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người thầy, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.
Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thiết kế các hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm khơi dậy niềm say mê sáng tạo và khả ... động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động.
	Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy được thực hiện theo các định hướng sau:
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
- Phù hợp với nội dung từng bài, từng tiết, từng đơn vị kiến thức.
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học.
- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng công nghệ thông tin.
Chính vì vậy, khi viết mục tiêu bài học, giáo viên phải hình dung rõ sau khi học xong bài học đó, tiết học đó học sinh cần nắm được kiến thức, kĩ năng, thái độ gì? mức độ như thế nào? Từ đó thay đổi thói quen suy nghĩ tập trung vào điều giáo viên đặt ra học sinh phải đạt được sau khi học xong bài đó.
Theo hướng phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy, còn giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học.
Vì vậy, việc giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức mà còn phát huy ở học sinh tư duy sáng tạo, hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ sảo và liên hệ với thực tế đời sống.
Việc phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tự học của học sinh trong giờ học, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức trong sách giáo khoa mà còn hình thành phẩm chất, tư duy của người lao động mới trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền t...ông nghệ thông tin.
- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hoá nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
a.4.2. Yêu cầu đối với giáo viên.
 Để đổi mới được phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng đối với người giáo viên cần phải đảm bảo được những nội dung sau.
- Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi tiết, mỗi bài học của môn Giáo dục công dân mà học sinh cần đạt được, thiết kế hệ thống câu hỏi, tình huống và bài tập để định hướng cho học sinh hoạt động.
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường và của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện nội dung kiến thức từ đó hình kĩ năng, kĩ sảo và thái độ cho học sinh.
- Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh để học sinh nắm được chính xác các khái niệm kiến thức của môn Giáo dục công dân từ đó nắm được nội dung, ý nghĩa và trách nhiệm của nhà nước và của công dân.
- Động viên, khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh, giúp các em phát huy tối đa năng lực, tiềm năng.
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_cac_hoat_dong_day_va_hoc_nham.doc