Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn GDCD Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc

I. Cấu trúc đề kiểm tra 
Trắc nghiệm: 70% (28 câu, 0,25đ/1 câu) 
Tự luận: 30% ( 2 câu) 
II. Nội dung ôn tập 
1. Nhận biết:  
- Nêu được khái niệm của một số quyền tự do cơ bản của công dân: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận.  
- Nêu được nội dung của một số quyền tự do cơ bản của công dân: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận.  
- Trình bày trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. 
- Nêu được khái niệm các quyền dân chủ của công dân: quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo.  
- Nêu được nội dung các quyền dân chủ của công dân: quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo.  
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân 
- Nêu được khái niệm các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.  
- Nêu được nội dung các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.  
2. Thông hiểu: 
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.  Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân. Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và chưa đúng về quyền phát triển của công dân. 
3. Vận dụng: 
- Thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. Thực hiện được quyền dân chủ theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện được các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của bản thân theo đúng quy định của pháp luật. 
  4. Vận dụng cao: 
- Bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và không xâm phạm quyền tự do cơ bản của người khác. 
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân. Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
pdf 14 trang Lệ Chi 19/12/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn GDCD Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn GDCD Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn GDCD Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
1 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC 
 TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN GDCD 12, NĂM HỌC 2020 - 2021 
I. Cấu trúc đề kiểm tra 
Trắc nghiệm: 70% (28 câu, 0,25đ/1 câu) 
Tự luận: 30% ( 2 câu) 
II. Nội dung ôn tập 
1. Nhận biết: 
- Nêu được khái niệm của một số quyền tự do cơ bản của công dân: quyền bất khả xâm 
phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; 
quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận. 
- Nêu được nội dung của một số quyền tự do cơ bản của công dân: quyền bất khả xâm phạm 
về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền 
được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận. 
- Trình bày trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ 
bản của công dân. 
- Nêu được khái niệm các quyền dân chủ của công dân: quyền bầu cử và quyền ứng cử vào ...đảm trật tự, an toàn xã hội. 
D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân. 
Câu 3: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào 
dưới đây của công dân? 
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
C. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể. 
D. Quyền được bảo đảm thư tín, điện thoại điện tín. 
Câu 4: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền 
nào dưới đây của công dân? 
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 
B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác. 
C. Quyền nhân thân. 
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín. 
Câu 5: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp 
pháp luật có quy định và phải có quyết định của: 
A. Thủ trưởng cơ quan. B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 
C. Cơ quan công an xã, phường. D. Cơ quan quân đội. 
Câu 6: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào dưới đây? 
A. Do pháp luật quy định. B. Có nghi ngờ tội phạm. 
C. Cần tìm đồ vật quý. D. Do một người chỉ dẫn. 
Câu 7: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức 
vừa 
A. vi phạm pháp luật. B. trái với chính trị. 
C. vi phạm chính sách. D. trái với thực tiễn. 
Câu 8: Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác là 
hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? 
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
C. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe. 
D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng. 
3 
Câu 9: Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới 
đây của công dân? 
A. Quyền nhân thân. 
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 
C. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh. 
D. Quyền được bảo vệ uy tín. 
Câu 10: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điệ... được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. 
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 
D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook. 
Câu 2: Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Uỷ ban nhân dân huyện H, K đã viết bài phê phán 
sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công 
dân? 
A. Quyền được bảo vệ uy tín. 
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 
C. Quyền được đảm bảo về thanh danh. 
D. Quyền được giữ gìn hình ảnh cá nhân. 
Câu 3: Nhân lúc L – chị của M đi vắng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại của L, vì cho 
rằng mình là em nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã xâm phạm đến quyền nào dưới 
đây của L? 
A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân. 
B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân. 
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân. 
Câu 4: Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh cùng trường THPT C đã đến nhà bạn M ( học sinh lớp 12ª5 
cùng trường) và gọi bạn M ra đường để nói chuyện rồi ra tay đánh gây thương tích nặng cho M. 
Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào của M? 
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
B. Quyền được đảm bảo an toàn cá nhân. 
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 
Câu 5: Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật thì ai trong những người dưới 
đây có quyền ra lệnh bắt và giam giữ người? 
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp. 
B. Những người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát, tòa án. 
C. Cán bộ, công chức đang thi hành công vụ. 
D. Cán bộ các cơ quan công an. 
Câu 6: C và D cãi nhau, C đã dùng những lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi 
của C đã xâm phạm quyền nào dưới đây? 
A. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự. 
B. Quyền bất khả xâm phạm về đời tư. 
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 
D. Quyền được pháp luật b

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_12_nam_2021.pdf