Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT

I. Lí do chọn đề tài

Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người học. Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục- đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý Giáo dục- Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục-đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo dục - Đào tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức.

Trong những năm gần đây vấn đề dạy, học lịch sử đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong kì thi THPT QG 2019, lịch sử là môn có điểm thấp nhất với 4,3 điểm, hơn 70 % số học sinh dự thi dưới điểm trung bình. Điều này không có gì lạ vì trong nhiều năm qua điểm thi môn lịch sử luôn thấp nhất trong các môn thi (2016: 4,32, 2017: 4,6, 2018: 3,79). Trước thực trạng đó, chúng tôi - những giáo viên lịch sử luôn trăn trở về việc dạy học của mình: làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử? Làm sao các em học sinh yêu thích lịch sử và học lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn?   

Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường chúng tôi trong những năm gần đây các giáo viên đã tích cực đổi mới PP dạy học, trong đó vận dụng có hiệu quả PPĐV. Do đó các giờ học lịch sử trở nên sinh động, học sinh hứng thú hơn trong tiếp nhận kiến thức.

Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh, phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Phương pháp đóng vai làm phong phú thêm phương pháp dạy học  của giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Phương pháp này giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sử đang học, phát triển trí tuệ  và giáo dục các phẩm chất nhân cách cho người học, có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh, giáo dục kĩ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh...phương pháp này đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà UNESSCO đã đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.

Nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử và tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi áp dụng sáng kiến “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT”, với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn

II. Mục đích nghiên cứu

- Vận dụng PPĐV nhằm nâng cao hiệu quả bài học

- Tạo sự hứng thú và yêu thích môn học của học sinh

III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử THPT

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn lịch sử ở trường THPT

- Đối tượng: học sinh THPT

docx 63 trang Lệ Chi 22/12/2023 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..1
I. Lí do chọn đề tài1
II. Mục đích nghiên cứu....2
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.2
IV. Phương pháp nghiên cứu.2
V. Tính mới của đề tài...2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPĐV vào dạy học Lịch sử....4
1.Cơ sở lí luận..4
1.1. Phương pháp dạy học tích cực..4
1.2. Phương pháp đóng vai và vai trò của phương pháp đóng vai trong dạy học5
2. Cơ sở thực tiễn.7
2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng PPĐV vào dạy học..7
2.2. Mức độ sử dụng PPĐV của giáo viên trong dạy học Lịch sử7
2.3. Mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp dạy học của GV...........8
II. Tổ chức đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THPT để tạo hứng thú học tập cho học sinh.9
1. Nguyên tắc sử dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử9
2. Cách thức sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử.10
2.1. Đóng vai nhân vật Lịch sử11
2.2. Đóng vai nhân vật giả định...16
2.3. Đóng vai tình huống.23
III. Thực nghiệm sư phạm...29...học lịch sử đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong kì thi THPT QG 2019, lịch sử là môn có điểm thấp nhất với 4,3 điểm, hơn 70 % số học sinh dự thi dưới điểm trung bình. Điều này không có gì lạ vì trong nhiều năm qua điểm thi môn lịch sử luôn thấp nhất trong các môn thi (2016: 4,32, 2017: 4,6, 2018: 3,79). Trước thực trạng đó, chúng tôi - những giáo viên lịch sử luôn trăn trở về việc dạy học của mình: làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử? Làm sao các em học sinh yêu thích lịch sử và học lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn? 
Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường chúng tôi trong những năm gần đây các giáo viên đã tích cực đổi mới PP dạy học, trong đó vận dụng có hiệu quả PPĐV. Do đó các giờ học lịch sử trở nên sinh động, học sinh hứng thú hơn trong tiếp nhận kiến thức.
Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh, phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Phương pháp đóng vai làm phong phú thêm phương pháp dạy học của giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Phương pháp này giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sử đang học, phát triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất nhân cách cho người học, có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh, giáo dục kĩ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh...phương pháp này đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà UNESSCO đã đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.
Nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử và tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi áp dụng sáng kiến “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT”, với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy...c sinh.
Tuy nhiên trong những sáng kiến đó, mặc dù các phương pháp tích cực đã được sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học nhưng chưa có sáng kiến nào đề cập đến sử dụng phương pháp đóng vai. Còn những nghiên cứu ở các diễn đàn có nêu sử dụng phương pháp đóng vai tạo hứng thú học tập nhưng chưa nêu quy trình áp dụng trong các giờ học. Vì vậy đề tài “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT” đã hệ thống quy trình thiết kế và sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường phổ thông.
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPĐV vào dạy học Lịch sử
1. Cơ sở lí luận
1.1. Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là khái niệm để chỉ những phương pháp giáo dục hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào tính chủ động sáng tạo của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính chủ động của người dạy. 
Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Học sinh là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của GV được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của GV sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của HS trong thời đại thông tin rộng mở.
Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa GV và HS. Nếu GV chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì GV giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể HS đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của các em. GV phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Mối quan hệ GV- HS sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của HS.
Khi GV dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, HS thấy được học chứ không bị học. HS được chia sẻ những kiến thức và kinh ng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day.docx