Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và hướng dẫn cách giải câu hỏi lý thuyết môn Địa lí phục vụ ôn thi cao đẳng và đại học

1. Cơ sở khoa học để  đề xuất sáng kiến:

Địa lí là một môn thi bắt buộc thuộc khối C của các trường Cao đẳng, Đại học. Muốn đạt kết quả cao trong các kì thi tuyển sinh, học sinh phải làm tốt cả ba môn thi. Vì vậy, nắm được phương pháp làm bài là yêu cầu quan trọng để các em đạt được ước mơ của mình. Căn cứ vào cơ cấu đề thi môn địa lý nhiều năm gần đây, có thể khái quát đề thi bao gồm hai phần: phần lý thuyết với số điểm dao động từ 6,5-7 điểm, thường có hai câu hỏi, mỗi câu từ 3 - 4 điểm; phần thực hành với số điểm từ 3-3,5 điểm, tùy mức độ các bài tập khác nhau.

Với cơ cấu đề thi và biểu điểm trên, thí sinh (TS) không thể tập trung vào một trong hai phần lý thuyết hoặc thực hành được mà phải ôn tập đồng đều cả hai.

Trong đó, việc nắm vững các kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình và bản chất các kiến thức là khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc nắm vững kiến thức cơ bản không phải là tất cả, biết vận dụng những kiến thức đó để trả lời đúng các yêu cầu của từng loại câu hỏi trong đề thi mới là khâu quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi môn địa lý.

Vì vậy ngay từ khi ôn tập, TS nên phân loại các câu hỏi và cách trả lời từng dạng câu hỏi (lý thuyết cũng như thực hành). Cách làm này rất có hiệu quả, giúp TS nhanh chóng có định hướng làm bài ngay sau khi đọc đề thi.

doc 32 trang Bảo Giang 30/03/2023 8800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và hướng dẫn cách giải câu hỏi lý thuyết môn Địa lí phục vụ ôn thi cao đẳng và đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và hướng dẫn cách giải câu hỏi lý thuyết môn Địa lí phục vụ ôn thi cao đẳng và đại học

Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và hướng dẫn cách giải câu hỏi lý thuyết môn Địa lí phục vụ ôn thi cao đẳng và đại học
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về khung cấu trúc đề thi cũng như hình thức thi của các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2009. Trên cơ sở đó, tháng 11 năm 2008 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã cụ thể hoá cấu trúc các đề thi (tốt nghiệp THTP; tuyển sinh đại học, cao đẳng...) và giới thiệu các đề minh họa, trong đó có các đề thi của môn Địa lí.
Năm học 2008 - 2009 là năm học đầu tiên thí sinh tham dự các kì thi (tốt nghiệp THTP; tuyển sinh đại học, cao đẳng) theo chương trình và sách giáo khoa mới (ban Chuẩn và ban Nâng cao). Điều đó chắc chắn dẫn đến những khó khăn nhất định, đặc biệt là trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Trước bối cảnh như vậy, Phân loại và hướng dẫn cách giải câu hỏi lý thuyết môn Địa lí phục vụ ôn thi cao đẳng và đại học – nhằm mục đích giúp cho học sinh có thêm điều kiện ôn luyện kiến thức và kĩ năng cơ bản, cũng như tập làm q...ến kết quả bài thi môn địa lý.
Vì vậy ngay từ khi ôn tập, TS nên phân loại các câu hỏi và cách trả lời từng dạng câu hỏi (lý thuyết cũng như thực hành). Cách làm này rất có hiệu quả, giúp TS nhanh chóng có định hướng làm bài ngay sau khi đọc đề thi.
2. Nội dung cụ thể của sáng kiến:
* Cách phân loại và giải các dạng câu hỏi lý thuyết môn địa lí phục vụ cho ôn thi đại học, cao đẳng.
 2.1. Dạng giải thích
 2.1.1. Yêu cầu
Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội).
Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải: 
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK (chủ yếu là Địa lí 12). Cần lưu ý là việc nắm vững kiến thức khác với học thuộc lòng. Học thuộc lòng là ghi nhớ máy móc, thụ động. Còn nắm vững kiến thức là việc ghi nhớ chủ động, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau và vì vậy, nắm được bản chất của kiến thức đó.
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi. Nắm chắc kiến thức cơ bản mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Các hiện tượng địa lí luôn có các mối liên hệ qua lại với nhau, trong đó có mối liên hệ nhân quả.
- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài thi.
2.1.2. Phân loại
Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết. Việc phân loại các câu hỏi chỉ mang tính chất tương đối nhằm giúp thí sinh nhanh chóng nhận dạng câu hỏi để từ đó chọn cách giải phù hợp.
Nếu lấy tiêu chí phân loại là cách giải thì có thể chia các câu hỏi thành 2 loại: 
- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định.
Loại câu hỏi này liên quan chủ yếu đến phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Có 2 mẫu là mẫu nguồn lực và mẫu khái niệm. Dưới đây là một số thí dụ minh ...thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bao gồm những thành phần chủ yếu sau đây: 
+ Vị trí địa lí
+ Nguồn lực tự nhiên:
• Địa hình,
• Đất,
• Khí hậu,
• Thuỷ văn,
• Sinh vật, 
• Khoáng sản.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội:
• Dân cư, lao động,
• Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật,
• Thị trường,
• Đường lối, chính sách,
• Các nguồn lực khác (vốn đầu tư, lịch sử khai thác lãnh thổ...).
Trên đây là mẫu tối đa về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Việc vận dụng mẫu này như thế nào lại phụ thuộc vào yêu cầu của từng câu hỏi. Không phải bất cứ câu hỏi nào cũng đều được trình bày theo trình tự như vậy. Về nguyên tắc, việc giải thích nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của từng nguồn lực. Trên cái nền chung về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội, dựa vào yêu cầu của câu hỏi thấy thành phần nào quan trọng nhất thì được trình bày đầu tiên và cứ như thế cho đến thành phần cuối cùng. Những thành phần nào của nguồn lực không liên quan đến câu hỏi thì không phải trình bày.
Có thể dẫn ra một vài minh chứng cụ thể. Chẳng hạn, liên quan đến lí do về nguồn lực tự nhiên để phát triển công nghiệp cảu một lãnh thổ nào đó (như Trung du và miền núi Bắc Bộ...) thì nên đưa khoáng sản lên đầu tiên, rồi sau đó mới đến các thành phần khác. Còn đối với nông nghiệp (như giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta), thì phải đưa các lí do liên quan đến thế mạnh về địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn; còn sinh vật và khoáng sản không cần phải nêu, bởi vì nếu có phân tích vừa không có điểm, vừa mất thời gian và vừa chứng tỏ thí sinh đó không hiểu câu hỏi.
Một điểm nữa cần lưu ý, khi đề cập đến nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh (thuận lợi) lẫn hạn chế (khó khăn). Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi, có thể cần (hoặc không cần) nêu hạn chế (khó khăn). Vấn đề then chốt là ở chỗ phải nhạy cảm và linh hoạt trong khi định hướng trả lời, vì phân tích thiếu thì bị mất điểm, nhưng thừa lại mất thời gian và không có điểm cho phần thừa

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phan_loai_va_huong_dan_cach_giai_cau_h.doc
  • docBANG DOI CHIEU.doc
  • docBia.doc
  • docDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc