Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT

  1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học (PPDH) ở nhà trường phổ thông: Chuyển từ học tập trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo... (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục) đã chỉ rõ.

Thông qua những nội dung kiến thức đã học để giúp học sinh tiếp cận với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương để phát hiện những thế mạnh cũng như những khó khăn tại địa phương nơi mình sinh sống, đây cũng chính là cơ sở thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”.

Qua thực tế khảo sát địa bàn thì việc tổ chức dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lí luận dạy học, chỉ một số trường vừa học vừa dạy nghề có gắn với sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả chưa cao. Những hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương rất đa dạng nhưng gần như chưa được giáo viên và nhà trường biết đến. Trong khi đó việc trải nghiệm trên các lĩnh vực giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn, giúp người học trải nghiệm sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực trực tiếp tại địa phương. Với những lí do trên tôi thực hiện đề tài:Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, xây dựng: Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại huyện Diễn Châu qua chủ đề “Địa lí công nghiệp” lớp 12 THPT. Nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực cho địa phương.

docx 54 trang Lệ Chi 22/12/2023 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học (PPDH) ở nhà trường phổ thông: Chuyển từ học tập trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo... (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục) đã chỉ rõ.
Thông qua những nội dung kiến thức đã học để giúp học sinh tiếp cận với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương để phát hiện những thế mạnh cũng như những khó khăn tại địa ...học “Địa lí Công nghiệp Việt Nam” bằng dạy học gắn liền trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương.
- Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh khối 12, áp dụng cho dạy học đại trà ở tất cả các trường THPT, hay ôn thi ĐHCĐ góp phần phân luồng học sinh sau THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
6. Điểm mới của đề tài
Đề tài: “Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT” có những điểm mới như sau:
- Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh( Các em thể hiện tinh thần tự học, tự nghiên cứu, các em được rèn luyện thêm về các kỹ năng giao tiếp; lắng nghe; trình bày suy nghĩ ý tưởng; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm; quản lí thời gian; tìm kiếm và xử lí thông tin), tăng cường định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn; học sinh có cơ hội được trải nghiệm trên các lĩnh vực khác nhau, từ cơ sở thực tiễn, từ các tranh ảnh, video, và các nguồn tài liệu khác...
- Giúp người học không chỉ vận dụng kiến thức trải nghiệm thực tế vào bài học mà qua đó còn khắc sâu được kiến thức, tạo tính hứng thú trong học tập
- Cũng qua đây các em biết thêm thế mạnh và hạn chế của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biết rõ hơn về tình hình phát triển công nghiệp tại nơi mình sinh sống, các em được trực tiếp quan sát, tham gia quy trình sản xuất một số sản phẩm... từ đó có định hướng tốt hơn cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.
B - NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan tâm hàng đầu. Định hướng qu...
Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề.
Thiết kế tiến trình dạy học:
- Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi sáng tạo.
Với mỗi hoạt động cần có: Mục đích; Nhiệm vụ học tập của học sinh; Cách thức tiến hành
1.2.1.3. Tổ chức dạy học chủ đề.
- Xây dựng chủ đề dạy học.
- Biên soạn câu hỏi/bài tập.
- Thiết kế tiến trình dạy học.
Mỗi hoạt động học được thực hiện theo các bước như sau:
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Báo cáo kết quả và thảo luận.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
1.2.2. Dạy học gắn với trải nghiệm sản xuất kinh doanh
Như chúng ta đã biết hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Hoạt động trải nghiệm không đơn thuần tại các cơ sở thực tiễn mà có thể trải nghiệm trên nhiều phương tiện khác nhau.
1.2.2.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_gan_lien_voi_trai_nghiem_san_x.docx